Nung nóng Al với Fe2O3 tạo ra hỗn hợp Al2O3 và FexOy.
(6x-4y)Al + 3xFe2O3—> (3x-2y)Al2O3 + 6FexOy
Nung nóng bình kín a mol NH3 và a mol O2 ( có xúc tác Pt). Sau một thời gian,làm nguội và thêm nước vào bình rồi lắc đều thu được dung dịch chỉ chứa một muối và còn lại 0,3 mol O2. Giá trị của a là
A. 0,4 B. 0,6 C. 0,8 D. 1,0
Hỗn hợp A gồm hai ancol đơn chức, cùng bậc, mạch thẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy 6,97 gam hỗn hợp A dẫn qua CuO nung nóng, thu được chất rắn B và dung dịch C. Cho B tan hết trong trong dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Chia dung dịch C làm hai phần:
Phần 1 tác dụng vừa đủ với 2,76 gam K2CO3 (phản ứng không sinh khí)
Phần 2 thêm một lượng CuSO4 khan dư lắc kỹ, lọc tách phần chất rắn thu được phần chất lỏng D. Cho D tác dụng với Na dư thu được 0,784 lít (đktc)
Tính hiệu suất chung của quá trình oxi hóa các ancol, biết khối lượng CuSO4 tăng 1,08 gam so với trước khi cho vào phần 2.Xác định công thức cấu tạo hai ancol trong A.
Chỉ dùng thuốc thử duy nhất là dung dịch NaOH. Nêu phương pháp nhận biết các chất hoặc dung dịch riêng biệt sau: Na2CO3, MgSO4, CH3COOH, C2H5OH, C6H6
Trong một bình kín chứa 0,63 mol C2H2; 1,17 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn thu được 43,2 gam kết tủa và còn hỗn hợp khí Y thoát ra. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol brom trong dung dịch?
A.0,24 mol
B.0,36 mol
C.0,18 mol
D.0,45 mol
Trình bày phương pháp tách riêng từng chất: andehit axetic, ancol etylic, axit axetic, phenol tan trong nước – ra khỏi hỗn hợp.
Hỗn hợp M gồm hai peptit X và Y có tổng số mắt xích trong 2 phân tử là 13 với tỉ lệ mol nX : nY=1 : 5. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 24,3 gam Gly, 3,204 gam Ala và 21,06 gam Val. Giá trị nhỏ nhất của m là
A. 40,14 B. 42,46 C. 38,24 D. 36,93
Cho một lượng hỗn hợp M gồm etylamin, etylenđiamin (hay etan-1,2-điamin), axit glutamic (Glu) và amino axit X có công thức dạng CnH2n+1-x(NH2)xCOOH (n, x nguyên dương, tỉ lệ mol nGlu : nX = 3 : 4) tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M, sau một thời gian thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,5M, thu được dung dịch Z chứa 16,625 gam muối. Phần trăm khối lượng của N trong X là
A. 19,18% B. 21,21% C. 15,73% D. 11,96%
Cho m gam NaHCO3 vào 2 lít dung dịch KOH 0,3M thu được 2 lít dung dịch X. Cho 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thu được x mol kết tủa. Mặt khác cho từ từ đến hết 1 lít dung dịch X vào 500 ml dung dịch HCl 1M, sau khi các phản ứng kết thúc được x mol một chất khí. Giá trị của x và m là: A, 0,3 và 75,6 B, 0,4 và 75,6 C, 0,3 và 84 D, 0,4 và 84
Cho 16 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa KNO3 và H2SO4, được dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 4,48 lít hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỷ khối của Z với H2 bằng 8. Để thu được kết tủa lớn nhất, cần cho vào dung dịch lượng vừa đủ 450 ml dung dịch NaOH 2M. Tổng khối lượng muối khan có trong dung dịch Y là: A, 73,25 B, 71,05 C, 68,28 D, 75,55
Cho 0,15 mol hợp chất hữu cơ X (thành phần C, H, O) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH 8%, làm bay hơi dung dịch sau khi kết thúc phản ứng thu được 230,4 gam hơi nước và 41,7 gam hỗn hợp rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,575 mol O2 thu được CO2, 212,4 gam H2O và 23,85 gam Na2CO3. Tổng số nguyên tử trong chất X là
A. 20 B. 26 C. 24 D. 22
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến