Ở người, bệnh mù màu ( đỏ hoặc lục ) được quy định bởi gen lặn nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST Y. Một phụ nữ bình thường có bố bị mù màu, lấy chồng không bị mù màu. Xác suất để người phụ nữ đó sinh con trai đầu lòng bị bệnh mù màu là:A.0,50 B.0,375 C.0,125 D.0,25
Ở người bộ NST 2n = 46. Trong trường hợp không xảy ra trao đổi chéo. Tỷ lệ con sinh ra từ một cặp bố mẹ bất kì có chứa 23 NST của bà nội( hoặc bà ngoại) là:A. loại.B. loại.C. 223 loại.D.246 loại.
Trong 1 dòng họ giả thiết rằng ta đã biết xác suất sinh đôi cùng trứng là p. Xác suất để 2 trẻ sinh đôi là cùng trứng biết rằng chúng cùng giới là:A.p/2.B.p.C.2p/(p+1).D.p/(p+1).
Bệnh máu khó đông và mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình có người chồng nhìn màu bình thường nhưng bị bệnh máu khó đông,vợ bình thường về 2 tính trạng trên không mang gen gây bệnh máu khó đông nhưng mang gen gây bệnh mù màu. Con gái của họ lấy chồng không bị 2 bệnh trên. Tính xác suất để cặp vợ chồng trẻ đó sinh 2 người con gái đều bình thường đối với 2 bệnh trênA.1/8B.1/4C.3/16D.1/6
Bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menden. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh.A.1/9B.1/8C.1/4D.2/9
Bệnh máu khó đông và mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình có người chồng nhìn màu bình thường nhưng bị bệnh máu khó đông, vợ bình thường về 2 tính trạng trên, không mang gen gây bệnh máu khó đông nhưng mang gen gây bệnh mù màu. Con gái của họ lấy chồng không bị 2 bệnh trên. Tính xác suất để cặp vợ chồng trẻ đó sinh con không bị 2 bệnh trênA.5/8B.51/4C.3/8D.3/16
Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh.A.1/2B.3/4C.8/9D.5/9
Bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menden. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Nếu đứa con đầu lòng bị bệnh thì XS để sinh được đứa con thứ hai là con trai không bệnh là bao nhiêu?A.3/8B.1/9C.1/18D.3/4
Ở người bệnh mù màu do alen lặn m liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X đoạn không có trên Y quy định, alen M qui định khả năng phân biệt mầu bình thường. Bố, mẹ phân biệt màu bình thường họ sinh được người con trai đầu lòng bị mù màu. Nếu cặp vợ chồng này tiếp tục sinh con thì nhận định nào sau đây là sai ?A.Xác suất sinh con biểu hiện bệnh mù màu là 25%.B.Nếu sinh con trai thì đứa con trai sẽ không bị mù màu.C.Nếu sinh con trai thì xác suất bị bệnh mù mầu là 50%.D.Nếu sinh con gái con gái sẽ không biểu hiện bệnh mù màu.
Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục làA.75%.B.25%.C.12,5%.D.50%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến