23.Vốn gen của quần thể là A. tổng số các kiểu gen của quần thể. B. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể. C. tần số kiểu gen của quần thể. D. tần số các alen của quần thể
B
22. Hạn chế của định luật Hacdi-Vanbec xảy ra do: A. Các kiểu gen khác nhau sẽ có sức sống và khả năng thích nghi khác nhau B. Thường xuyên xảy ra quá trình đột biến và quá trình chọn lọc tự nhiên
C. Sự ổn định của tần số các alen trong quần thể qua các thế hệ D. A và B đúng
21. Ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn của định luật Hacđi-Vanbec: A. Biết được tỷ lệ cá thể mang bệnh do gen lặn đột biến ở trạng thái đồng hợp trong quần thể có thể suy ra tần số gen lặn đột biến trong quần thể, xác định được tần số cá thể mang gen lặn đột biến đó trong quần thể B. Định luật phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể C. Từ tỷ lệ của các kiểu hình có thể suy ra tỷ lệ các loại gen và tần số tương đối của các alen và ngược lại D. tất cả đều đúng
20. Quần thể giao phối có đặc điểm: A. Là một tập hợp cá thể cùng loài, cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định B. Là đơn vị tổ chức cơ sở và là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên, có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định C. Các cá thể trong quần thể có thể giao phối tự do với nhau, được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cùng loài D. Tất cả đều đúng
19. Điều kiện nào dƣới đây là điều kiện để định luật Hacdi-Vanbec nghiệm đúng A. Quần thể có số lượng cá thể lớn B.Quần thể giao phối ngẫu nhiên C.Không có chọn lọc và đột biến D.Tất cả đều đúng
17. Tần số tƣơng đối của một alen đƣợc tính bằng: A. Tỷ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong QT B. Tỷ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong QT C. Tỷ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể D. Tỷ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong QT
16. Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tƣơng đối của các alen thuộc một gen nào đó: A. Có tính ổn định nhưng không đặc trưng cho từng quần thể B. Không có ổn định nhƣng đặc trƣng cho từng quần thể C. Có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể D. Không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể
15. Trong quần thể tự phối, gọi p là tần số tƣơng đối của alen A, q là tấn số tƣơng đối của alen a. Tần số tƣơng đối của các kiểu gen trong quần thể sẽ nhƣ sau: A. pAA:pqAa:qaa B. 2pqAa C. P2 AA ; q2 aa D. P2 AA ; 2pqAa; q2 aa
14. Quần thể giao phối là một tập hợp cá thể ..............(K: khác loài; C: cùng loài), trải qua nhiều thế hệ đã cùng chung sống trong một khoảng không gian
............(X: xác định; Y: không xác định), trong đó các cá thể ...........(G: giao phối tự do; H: không giao phối) với nhau, đƣợc cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cùng loài: A. C, Y, G B. K, X, H C. C, X, G D. K, Y, H
13. Điều nào dƣới đây nói về quần thể giao phối là không đúng: A. Có sự đa hình về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình B. Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể giao phối lẫn nhau C. Nét đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể D. Các cá thể trong quần thể giống nhau ở những nét cơ bản và sai khác về rất nhiều chi tiết
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến