77. Trong cây, NH4+ được sử dụng để thực hiện quá trình:
A. Oxi hoá tạo năng lượng cho các hoạt động sống. B. Tổng hợp các axit amin cho cây. C. Tạo ra các sản phẩm trung gian, cung cấp cho quá trình hô hấp. D. Tổng hợp chất béo.
Đáp án B.
Cây không sử dụng được nito phân tử ( N2) trong không khí vì:
A. Lượng N2 trong khí quyển có tỉ lệ quá thấp.
B. Lượng N2 tự do hay lơ lửng trong không khí, không hoà vào đất cho cây sử dụng.
C. Phân tử N2 có nối ba là liên kết ba rất bền vững cần phải hội đủ điều kiện mới bẻ gãy chúng được. D. Do lượng N2 có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn.
Cách xử lí nào sau đây chưa hợp lí? A. Lá mới có màu vàng: Bón bổ sung lưu huỳnh. B. Lá nhỏ, có màu lục đậm; màu thân cây không bình thường: Bón bổ sung photpho. C. Lá có màu vàng: Bón bổ sung nito. D. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết: Bón bổ sung canxi.
Khi trồng cây lấy củ và hạt, con người cần sử dụng nhiều nguyên tố khoáng đa lượng nào sau đây? A. Kali và canxi B. Photpho và kali C. Canxi và photpho D. Nito và kali
Trong các nguyên tố khoáng nito, photpho, kali, sắt, magie. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a và diệp lục b? A. Nito, photpho B. Nito, magie C. Kali, nito, magie D. Magie, sắt
72. Để bổ sung nito cho cây, người ta thường sử dụng phân nào? A. Sinvinit, cainit, cacnalit. B. Supe photphat, Apatit. C. Phân hữu cơ. D. Phân ure và phosphorit.
71. Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Nguyên tố khoáng đa lượng được cây sử dụng số lượng lớn để xây dựng các hợp chất hữu cơ chủ yếu của chất sống. 2. Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim. 3. Một số nguyên tố khoáng vi lượng thường gặp là Fe, Cu, Zn, Mn, Mg, Co, S, Ca, K... 4. Nguyên tố vi lượng được cây sử dụng một lượng rất ít, nhưng lại rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triền của cây. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
70. Nguyên tố khoáng đa lượng có vai trò nào sau đây? A. Kiến tạo cơ thể vì là thành phần chủ yếu cấu tạo protein, lipid, axit nucleic. B. Ảnh hưởng lớn đến tính chất của hệ keo nguyên sinh. C. Tham gia xây dựng các hệ thống enzim, các vitamin. Do vậy, điều hoà cường độ và chiều hướng trao đổi chất. D. A, B, C.
69. Quá trình hấp thụ các ion khoáng của rễ theo các hình thức cơ bản nào? A. Điện li và hút bám trao đổi. B. Hấp thụ khuếch tán và thẩm thấu.
C. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động. D. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ
68. Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm: 1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào có nồng độ thấp. 2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ. 3. Không cần tiêu tốn năng lượng. 4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải. A. 2, 4 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 1, 4
67. Có các hình thức hấp thụ bị động nào sau đây? 1. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao. 2. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn. 3. Các ion khoáng hoà tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước. 4. Hút bám trao đổi giữa tế bào và keo đất. Phương án đúng: A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 2, 4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến