Bài 11. Dạng đột biến nào giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể, làm giảm sức sống hoặc gây chết đối với thể đột biến? A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Trong các dạng đột biến trên, chỉ có đột biến mất đoạn làm mất gen → Giảm số lượng gen trên NST → Đáp án C
Bài 10. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng A. giảm dần tỉ lệ thể đồng hợp lặn, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp trội. B. tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp lặn, giảm dần tỉ lệ thể đồng hợp trội. C. tăng dần tỉ lệ thể dị hợp, giảm dần tỉ lệ thể đồng hợp. D. giảm dần tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
Bài 9. Axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực được mã hóa bởi bộ ba A. AUG. B. UAA. C. UAX. D. AUA.
Bài 8. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc thể có đường kính là A. 700 nm. B. 11 nm. C. 300 nm. D. 30 nm.
Bài 7. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin, chứng tỏ mã di truyền có tính A. đặc hiệu. B. liên tục. C. phổ biến. D. thoái hóa.
Bài 6. Ví dụ nào sau đây phản ánh sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường? A. Người bị bệnh phêninkêtô niệu nếu áp dụng ăn kiêng hợp lí có thể phát triển bình thường. B. Người bị bệnh thiếu màu hồng cầu hình liềm thìsẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận. C. Người bị bệnh AIDS thì thường bị tiêu chảy, lao, viêm phổi. D. Người mắc hội chứng Đao có cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, si đần, vô sinh.
Bài 5. Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là A. nối các đoạn Okazaki lại với nhau để tạo thành mạch mới. B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. C. tháo xoắn và bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch ADN. D. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch ADN và nối các nuclêôtit lại với nhau.
Bài 4. Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở
A. trên nhiễm sắc thể giới tính X. B. trên nhiễm sắc thể thường trong nhân. C. ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp). D. trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
Bài 3. Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì? A. Số lượng cá thể con phải lớn. B. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường. C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn. D. Bố mẹ phải thuần chủng có kiểu gen đồng hợp.
Bài 2. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào A. tỉ lệ đực, cái trong quần thể. B. điều kiện môi trường sống và tổ hợp gen. C. tần số phát sinh đột biến. D. số lượng cá thể trong quần thể.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến