Bài 14. Số bộ ba mã hoá không có ađênin là A. 16. B. 27. C. 37. D. 32.
Từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X tạo ra tất cả 27 bộ ba không có nucleotit loại A
Bài 13. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền Mã di truyền là mã bộ ba. Có tất cả 62 bộ ba. Có 3 mã di truyền là mã kết thúc. Có 60 mã di truyền mã hóa cho các axit amin Từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X tạo ra tất cả 37 bộ ba không có nuclêôtit loại A. Tính đặc hiệu của mã di truyền có nghĩa là mỗi loàisử dụng một bộ mã di truyền riêng.
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Bài 12. Loại đột biến nào sau đây được phát sinh trong quá trình nguyên phân A. Đột biến xoma và đột biến tiền phôi B. Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi C. Đột biến giao tử và đột biến xoma D. Chỉ có đột biến xoma
Bài 11. Ở cà chua, gen A qui định màu quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định màu quả vàng. Cho cây quả đỏ thuần chủng 2n giao phấn với cây quả vàng 2n thu được F1. Xử lí cônsixin ở tất cả các cây F1 được tạo ra. Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng khi nói về F1 nói trên? A. Đều là các thể dị hợp. B. Đều là các thể tam bội. C. Đều là các thể lưỡng bội. D. Đều là các thể dị bội.
Bài 10. Chiều dài đoạn ADN quấn quanh khối cầu histon trong cấu trúc nucleoxom là khoảng A. 496,4Å B. 140Å C. 146Å D. 992Å
Bài 9. Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ A. là phân tử ADN dạng vòng. B. là phân tử ADN dạng thẳng. C. là phân tử ADN liên kết với prôtêin. D. là phân tử ARN.
Bài 8. Đột biến được coi là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì A. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể B. đột biến có tính phổ biến ở tất cả các loàisinh vật C. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể
Bài 7. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen?
A. Thay thế cặp A-T bằng cặp T- A. B. Mất một cặp nuclêôtit. C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế cặp A-T bằng cặp G- X.
Bài 6. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở vi khuẩn E.coli, prôtêin ức chế ngăn cản quá trình phiên mã bằng cách: A. gắn vào vùng vận hành. B. gắn vào vùng khởi động. C. liên kết với enzym ARNpolymeraza . D. liên kết với chất cảm ứng.
Bài 5. Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của operon Lac thì vùng khởi động (promotor) là A. nơi mà ARN polymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin. B. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. C. vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã. D. vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình thành nên tính trạng.
Bài 4. Anticodon là bộ ba trên: A. tARN. B. mạch mã gốc ADN. C. mARN. D. ADN.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến