Bài 19. Trong các quy luật di truyền sau đây, quy luật di truyền nào phủ nhận học thuyết của Menđen? A. Di truyền liên kết gen. B. Di truyền ngoài nhiễm sắc thể. C. Di truyền liên kết với giới tính. D. Di truyền tương tác gen.
ĐÁP ÁN D
Bài 18. Ở 1 loài thực vật chỉsinh sản bằng tự thụ phấn, cây hoa trắng sinh sản ra đời F1 có 75% cây hoa trắng: 18,75% cây hoa đỏ: 6,25% cây hoa vàng. Nếu lấy tất cả các hạt của cây hoa đỏ F1 đem gieo phát triển thành cây F2 thì theo lí
thuyết, tỉ lệ cây hoa vàng ở F2 là: A. 5/6. B. 1/4. C. 1/9. D. 1/6.
Bài 17. Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. mARN. B. ADN. C. mARN và prôtêin. D. prôtêin.
Bài 16. Cho các biện pháp: 1. Dung hợp tế bào trần. 2. Cấy truyền phôi. 3. Nhân bản vô tính. 4. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa. 5. Tự thụ phấn liên tục từ 5 đến 7 kết hợp với chọn lọc. Phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là: A. 3, 4, 5. B. 4, 5. C. 1, 2, 3, 4 ,5. D. 2, 3, 4.
Bài 15. Mã di truyền là A. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định cấu trúc của phân tử prôtêin. B. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định cấu trúc bậc 1 của phân tử prôtêin. C. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. D. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định cấu trúc bậc 2,3,4 của phân tử prôtêin.
Bài 14. Phép lai nào cho phép phát hiện di truyền qua tế bào chất? A. Lai phân tích.
B. Lai trở lại C. Lai thuận nghịch. D. Lai gần.
Bài 13. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Ở đời con của phép lai AaBBDd x AaBbdd, có số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là: A. 8 và 27. B. 12 và 4. C. 18 và 4. D. 27 và 8.
Bài 12. Thứ tự các bậc cấu trúc của nhiễm sắc thể là: A. nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit. B. sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → crômatit. C. sợi nhiễm sắc → nuclêôxôm → sợi cơ bản → crômatit. D. nuclêôxôm → crômatit → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc.
Bài 11. Điều kiện quan trọng nhất để định luật Hacđi- Vanbec nghiệm đúng là: A. giao phối tự do và ngẫu nhiên. B. không có chọn lọc.
C. không có đột biến. D. số lượng cá thể lớn, không có sự di- nhập gen.
Bài 10. Xét các phát biểu sau đây: 1. Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin. 2. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3' - 5' so với chiều trượt của enzim tháo xoắn. 3. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin. 4. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 5' của mARN đến đầu 3' của mARN. Trong 4 phát biểu nói trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Bài 9. Điểm giống nhau giữa các hiện tượng : di truyền độc lập, hoán vị gen và tương tác gen là: A. các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. B. tạo ra thế hệ con lai ở F2 có 4 kiểu hình. C. thế hệ F1
luôn tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
D. tạo ra các biến dị tổ hợp.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến