Bài 2. Một sinh vật lưỡng bội có kiểu gen AABb. Hai gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau, trong một tế bào của sinh vật (được minh họa hình dưới đây). Tế bào này trải qua giai đoạn nào của chu kỳ tế bào (kí tự + là các cực của tế bào)?
ta thấy các NST kép xếp thành 2 hàng → Tế bào đang ở kìsau giảm phân II
Bài 1. Ở một loài chim, cho A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a lông trắng. Cho hai con thuần chủng, chim trống lông trắng lai với chim mái lông đen, F1thu được 100% chim có lông đen. Cho F1 giao phối với nhau, F2
thu được tỉ lệ: 3 lông đen: 1 lông trắng (chỉ có ở chim trống). Cho chim lông đen F2 giao phối ngẫu nhiên. Tỉ lệ phân li kiểu hình ởF2 là: A. 7 đen: 1 trắng B. 13 đen: 1 trắng. C. 5 đen: 1 trắng. D. 3 đen: 1 trắng.
5: Một phân tử ADN mạch kép có chiều dài 0,306 um với 10%A. Số nucleotide loại G của đoạn ADN kể trên là: A. 180 B. 360 C. 40 D. 720
4: Sản phẩm sau quá trình phiên mã của một gen điển hình là: A. Phân tử protein B. Phân tử ARN C. phân tử ADN D. Phân tử enzyme
Bài 40. Trong điều hoà hoạt động gen của ôperon Lac ở E.coli, đường lactozo có vai trò: A. hoạt hoá enzim ARN pôlimeraza. B. ức chế gen điều hoà, ngăn cản tổng hợp protein ức chế. C. vô hiệu hoá protein ức chế, giải phóng gen vận hành. D. giải ức chế và kích thích hoạt động phiên mã của gen cấu trúc.
Bài 39. Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp? A. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước. B. Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp. C. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chuỳ xinap.
D. Các chất trung gian hoá học trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.
Bài 38. Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4199 ađênin và 6300 guanin. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra? A. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A - T B. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X. C. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X. D. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T.
Bài 37. Phân tích thành phần các loại nuclêôtit trong một mẫu ADN lấy từ một bệnh nhân người ta thấy như sau: A = 32%; G = 20%; T= 32% ; X = 16%.
Kết luận nào sau đây là đúng? A. ADN này không phải là ADN của tế bào người bệnh. B. ADN này là của sinh vật nhân sơ gây bệnh cho người. C. ARN của virút gây bệnh. D. ADN của người bệnh đã bị biến đổi bất thường do tác nhân gây bệnh.
Bài 36. Hooc môn kích thích sự phát triển của thực vật gồm: A. Etylen, AAB, gibêrelin. B. Etylen, gibêrelin. C. Etylen, auxin. D. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.
Bài 35. Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền có ý nghĩa bảo hiểm thông tin di truyền? A. Tính liên tục. B. Tính phổ biến. C. Tính đặc hiệu. D. Tính thoái hóa.
Bài 34. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli,gen điều hòa có vai trò: A. Trực tiếp kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc. B. Tổng hợp Protein ức chế. C. Tổng hợp Protein cấu tạo nên enzim phân giải Lactôzơ. D. Hoạt hóa enzim phân giải Lactôzơ.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến