Bài 2. Sự di truyền của các tính trạng chỉ do gen nằm trền nhiễm sắc thể Y quy định có đặc điểm gì? A. Chỉ di truyền ở giới đồng giao tử. B. Chỉ di truyền ở giới đực. C. Chỉ di truyền ở giới cái. D. Chỉ di truyền ở giới dị giao tử.
Các gen trên Y chỉ truyền cho thế hệ con mang NST Y (giới dị giao tử) hay con gọi di truyền thẳng Đáp án D
Bài 1. Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động. Các riboxom này được gọi là A. pôlinuclêôxôm B. pôliribôxôm. C. pôlipeptit. D. pôlinuclêôtit.
Bài 40. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số A. nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài
B. nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài. C. tính trạng của loài. D. giao tử của loài.
Bài 39. Cho rằng một quần thể nào đó chưa đạt cân bằng di truyền. Điều kiện nào để quần thể đó đạt được trạng thái cân bằng? A. Chọn lọc một số cá thể. B. Tạo môi trường ổn định. C. Cho tự phối. D. Cho ngẫu phối.
Bài 38. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 400 cá thể đực mang kiểu gen AA; 300 cá thể cái mang kiểu gen Aa; 300 cá thể cái mang kiểu gen aa. Khi đạt trạng thái cân bằng di truyền, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ: A. 0,25. B. 0,46875. C. 0,495. D. 0,75
Bài 37. Kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội có thể được xác định bằng phép lai: A. phân tích. B. khác dòng. C. thuận nghịch. D. khác thứ.
Bài 36. Cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử được thể hiện bằng sơ đồ: A. ADN → prôtêin → tính trạng. B. ADN → mARN → prôtêin → tính trạng. C. ADN → mARN → prôtêin.
D ADN → prôtêin → tính trạng.
Bài 35. Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình? A. trội hoàn toàn. B. trội không hoàn toàn. C. Phân li. D. Phân li độc lập.
Bài 34. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? : ABCD. EFGH → ABGFE. DCH. :ABCD . EFGH → AD . EFGBCH. A. đảo đoạn chứa tâm động, đảo đoạn không chứa tâm động. B. đảo đoạn chứa tâm động, chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. C. chuyển đoạn chứa tâm động, đảo đoạn chứa tâm động. D. chuyển đoạn không chứa tâm động, chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
Bài 33. Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Những giống cây ăn quả, không hạt thường là thể đa bội lẻ. B. Thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt. C. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n +2. D. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng là một bộisố của bộ đơn bội, lớn hơn 2n.
Bài 32. Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là A. gen tăng cường. B. gen đa hiệu. C. gen trội. D. gen điều hòa.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến