Bài 33. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình đời con giống nhau ở cả hai giới? A. XaXa × XAYa
B. XAXa × XaYa
C. XAXa × XaYA
D. XaXa × XAX
ĐÁP ÁN A
Bài 32. Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một vài phân tử ATP. Phần mang năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở đâu? A. Trong phân tử CO2 được thảira từ quá trình này. B. Mất dưới dạng nhiệt. C. Trong NADH và FADH2 .
D. Trong O2 .
Bài 31. Ở một loài thực vật, gen quy định màu sắc hoa nằm trên nhiễm sắc thể thường; alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Để kiểm tra kiểu gen của cây hoa đỏ, người ta sử dụng A. phép lai thuận. B. phép lai khác dòng. C. phép lai nghịch. D. phép lai phân tích.
Bài 30. Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là: A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ. D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
Bài 29. Khi tế bào khí khổng mất nước thì: A. Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại. B. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại. C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại. D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.
Bài 28. Dưới đây là một số đặc điểm của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể: Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch. Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình. Xảy ra một cách ngẫu nhiên. Đa số đột biến ở trạng thái lặn nên khó phát hiện. Có bao nhiêu điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Bài 27. Lượng protein được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn gốc từ đâu? A. Có sẵn trong cơ thể động vật.
B. Enzim tiêu hóa. C. Phân hủy xenlulôzơ. D. Visinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.
Bài 26. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, cơ thể nào sau đây phát sinh tối đa nhiều giao tử nhất? A. AaBb. B. AB/ab XDXd . C. Aa Bd/bd D. AB/ab
Bài 25. Từ hai dòng thực vật ban đầu có kiểu gen AaBb và DdEe, bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra những quần thể thực vật nào sau đây? A. AAbbDDEE, aabbDDEE, aabbDdee. B. AAbbDDEE, aabbDDee, AABBddee. C. AAbbDDEE, AABbDDee, Aabbddee. D. AAbbDDEE, AabbDdEE, AaBBDDee.
Bài 24. Theo F. Jacôp và J. Mônô, trình tự của opêron Lac là: A. Gen điều hoà (R) → vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc. B. Vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc. C. Vùng vận hành (O) → vùng khởi động (P) → các gen cấu trúc. D. Gen điều hoà (R) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc.
Bài 23. Một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ở người là bệnh phêninkêtô niệu. Người bệnh không chuyển hóa được axit amin phêninalanin thành tirôzin làm axit amin phêninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng? Nguyên nhân gây bệnh do đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
Bệnh có khả năng chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Bệnh có khả năng chữa trị nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn kiêng hợp lí. Bệnh do gen đột biến không tạo được enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến