Câu 29. Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung? A. Hẹp ngang B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ C. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn. D. Được hình thành do các sông bồi đắp
D
Câu 28. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn là do: A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt B. Địa hình thấp và bằng phẳng C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn D. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng.
Câu 27. Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có: A. Diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt D. Thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng vềmùa cạn.
Câu 26. Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm: A. Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên. B. Có nhiều sông ngòi, kênh rạch C. Diện tích 40 000 km² D. Có hệ thống đê sông và đê biển
Câu 25. Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam: A. Trường Sơn Bắc có núi cao hơn Trường Sơn Nam B. Núi ở Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình C. Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất là trên 3000m D. Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất nước
Câu 24. Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là: A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn , hướng Tây bắc – ĐôngNam C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.
Câu 23. Đỉnh phanxipăng cao bao nhiêu (m)? A. 3 143. B. 3 134. C. 3 144. D. 3 343
Câu 22. Núi thấp ở nước ta có độ cao trung bình từ (m) A. 500 – 100. B. 500 – 1500. C. 600 – 1000. D. 500 – 1200
Câu 21. Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là: A. Động đất B. Khan hiếm nước C. Địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc D. Thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lỡ đất)
Câu 20. Thích hợp đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu là địa hình của: A. Các cao nguyên badan và cao nguyên đá vôi B. Bán bình nguyên đồi và trung du C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới D. Câu A + B đúng
Câu 19. Cơ sở cho phát triển nền lâm, nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng ở vùng miền núi nước ta là: A. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật nhiệt đới B. Đất feralit có diện tích rộng, có nhiều loại khác nhau. C. Nguồn nước dồi dào và cung cấp đủ quanh năm D. Câu A + B đúng
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến