Dựa theo kích thước quần thể, trong những loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm số mũ A. Rái cá trong hồ B. Ba ba ven sông C. ếch nhái ven hồ D. vi khuẩn lam trong hồ
Quần thể vi khuẩn lam trong hồ có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm số mũ vì quần thể VSV tăng trưởng rất nhanh Chọn D
Quần thể là A. Một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào những thời gian khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới B. Một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian xác định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới C. Một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian khác nhau, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới D. Một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới
Kích thước quần thể phụ thuộc vào A. Mức nhập cư và xuất cư của quần thể B. Mức sinh sản và tử vong của quần thể C. Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử cũng như xuất nhập cư D. Mật độ cá thể của quần thể
Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể A. Cá ở Hồ Tây B. Đàn voi rừng ở Tánh Linh C. Đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa D. Rừng cọ ở đồi Vĩnh Phú
Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì A. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường. B. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn. C. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. D. trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
Khoảng thuận lợi của nhân tố sinh thái là khoảng mà tại đó A. sinh vật bị ức chế hoạt động sinh lí B. sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. tỉ lệ tử vong của các cá thể tăng, tỉ lệ sinh giảm D. sinh vật cạnh tranh khốc liệt nhất.
Nhân tố sinh thái có ảnh hưởng thường xuyên rõ rệt nhất đối với sinh vật là A. mật độ sinh vật B. đất C. khí hậu D. chất hóa học.
Môi trường sống của vi khuẩn nốt sần Rhizobium cộng sinh trong rễ cây họ đậu là A. nước B. không khí. C. sinh vật D. đất.
Trong một quần thể sinh vật không có mối quan hệ nào sau đây? A. kí sinh cùng loài. B. quan hệ cạnh tranh C. quan hệ hỗ trợ D. quan hệ cộng sinh.
Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái: (1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. (2) Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. (3) Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau. (4) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Môi trường chỉ tác động lên sinh vật, con sinh vật không ảnh hưởng gì đến nhân tố sinh thái. B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng gián tiếp tới đời sống của sinh vật. C. Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. D. Ngoài giới hạn sinh thái sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến