Ở vùng biển Peru, sự biến động số lượng cá cơm liên quan đến hoạt động của hiện tượng El – Nino là kiểu biến động A. Theo chu kì mùa B. Không theo chu kì C. Theo chu kì nhiều năm D. Theo chu kì ngày đêm
Chọn C (10 -12 năm 1 lần)
Từ đồ thị chữ S mô tả sự phát triển số lượng cá thể của quần thể trong môi trường bị giới hạn cho thấy A. Ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do kích thước quần thể qua lớn. B. Ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ. C. Ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do kích thước quần thể còn nhỏ. D. Ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do nguồn dinh dưỡng con hạn chế.
Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng là biến động. A. Theo chu kì mùa và theo chu kì nhiều năm. B. Không theo chu kì và biến động theo chu kì. C. Theo chu kì ngày đêm và biến động không theo chu kì. D. Theo chu kì ngày đêm và theo chu kì mùa
Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tỷ lệ giới tính trong quần thể? A. Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỷ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/ 1 B. Nhìn vào tỷ lệ giới tính ta có thể dự đoán được thời gian tồn tại, khả năng thích nghi và phát triển của một quần thể. C. Tỷ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. D. Tỷ lệ giới tính có thể thay đổi tùy vào từng loài, từng thời gian và điều kiện sống ... của quần thể.
Có bao nhiêu trường hợp sau đây do cạnh tranh cùng loài gây ra? (I) Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, làm giảm mật độ cá thể của quần thể. (II) Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn. (III) Khi thiếu thức ăn, một số loài động vật ăn thịt lẫn nhau. (IV) Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể. A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Khi nói về ý nghĩa của sự phát tán cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác, phát biểu sau đây sai? A. Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. B. Giảm tỉ lệ sinh sản và tăng tỉ lệ tử vong của quần thể. C. Phân bố lại cá thể trong quần thể cho phù hợp với nguồn sống. D. Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
Đối với mỗi nhân tố sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. phát triển tốt nhất. B. có sức sống giảm dần. C. chết hàng loạt. D. có sức sống kém.
Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể ? A. Các vi sinh vật gây bệnh B. các cá thể khác loài C. Các cá thể cùng loài D. các yếu tố khí hậu
Yếu tố chi phối cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của các quần thể là A. mức tử vong trong quần thể. B. cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. nguồn sống từ môi trường. D. mức sinh sản của quần thể.
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể? A. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.v B. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống. C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm. D. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể khác loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản....
Ổ sinh thái của loài là: A. một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. B. nơi ở của loài đó. C. khoảng thuận lợi về nhân tố sinh thái nhiệt độ đối với loài đó. D. khu vực kiếm ăn của loài đó.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến