C1. Đến bữa ăn, mẹ bảo bé Thu gọi ba vào ăn cơm nhưng bé Thu không chịu gọi.
C2.
- Con bé nói trống như vậy là đã vi phạm phương châm lịch sự. Nó cố tình vi phạm như vậy vì không muốn dùng từ “ba” để gọi ông Sáu.
C3. Vì những tưởng tượng về người ba của bé Thu thông qua bức ảnh ngày xưa không hề giống với ông Sáu bây giờ. Ông có một vét thẹo dài trên mặt nên bé không nghĩ đó là ba của mình.
C4.
Tình cảm mẫu tử đã được nhắc đến trong rất nhiều tác phẩm. Nhưng cũng có những tác giả khai thác về những khía cạnh của tình cảm phụ tử. Đối với Nguyễn Quang Sáng thì tình phụ tử trong " Chiếc lược ngà" thật sự cao đẹp và thiêng liêng. Vì chiến tranh mà bé Thu từ nhỏ đã không biết mặt ba của mình, chỉ có thể tưởng tượng qua những bức ảnh hồi xưa. Nhưng sự thật lại không như vậy, khi ông Sáu về phép thì bé Thu lại không nhận ba và điều đó cũng dẫn đến nhiều chuyện sau đó. Nhưng rồi khi bé Thu nhận ba cũng là lúc ông Sáu phải lên đường, đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng bé Thu được gặp ba, được ba ôm trong vòng tay. Nhưng tình cảm đối với bé Thu của ông Sáu còn thể hiện rõ hơn khi ông ở chiến khu. Dù kháng chiến vất vả, khó khăn đối mặt với hiểm nguy nhưng mà mỗi khi rảnh ông lại cặm cụi làm chiếc lược ngà để tặng con. Nhưng khi làm xong chưa kịp tặng thì anh đã hi sinh. Chỉ có thể nhờ đồng đội của mình đưa lại cho bé Thu. Qua tình huống này đã làm nổi bật lên tình yêu thương của ông Sáu đối với con. Không có thứ tình cảm lại cao cả và thiêng liêng như tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu.