Câu 1:
Nội dung chính của đoạn trích trên là: miêu tả lại cảnh con đê sau khi bị cơn lũ tàn phá và tình cảnh thảm sầu của nhân dân.
Câu 2:
Tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn từ lâu được coi như "bông hoa đầu mùa" của dòng truyện ngắn Việt Nam, và có biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn trích trên chính là một trong những yếu tố tạo nên sức hút của tác phẩm. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phép liệt kê trong câu : "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu....chiếc bóng bơ vơ". Nhờ việc sử dụng phép liệt kê vô cùng tinh tế và khéo léo, tác giả đã giúp người đọc thấy rõ được khung cảnh khi đê vỡ: người dân lâm vào cảnh "nghìn sầu muôn thảm", sóng gió nổi dậy, tất cả chìm trong biển nước. Từ đó, tác giả cũng đã vạch trần bản chất xấu xa, "lòng lang dạ thú" của tên quan phụ mẫu, qua đó lên án sự thờ ơ, vô trách nhiệm đến mất nhân tính trước cảnh lầm than cơ cực của người dân đang phải gánh chịu. Phải là người yêu và hiểu dân như thế nào thì nhà văn Phạm Duy Tốn mới có thể viết nên được câu chuyện hay và ý nghĩa đến vậy.
Câu 3:
"Sống chết mặc bay" từ lâu được coi như một tác phẩm kinh điển trong nền văn học Việt Nam, từng câu, từng từ của tác phẩm đều mang một ý nghĩa, giá trị, và cả nhan đề của tác phẩm cũng có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nhan đề "Sống chết mặc bay" là vế đầu của câu tục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi"- ý phê phán những người ích kỉ, vô trách nhiệm, chỉ biết quan tâm đến lợi ích của bản thân chứ không quan tâm đến số phận hay thậm chí là cuộc sống của những người khác (trong câu tục ngữ ý chỉ những tên thầy lang, thầy bói giả trong xã hội cũ, nên tác giả chỉ lấy vế đầu của câu tục ngữ để phù hợp với tác phẩm). Đặt vào trong tác phẩm, ta có thể thấy nhan đề "Sống chết mặc bay" đã khái quát lại toàn bộ nội dung của câu chuyện một cách ẩn ý, lên án, phê phán tên quan phụ mẫu được coi là cha, là mẹ của dân mà khi dân chết, dân trôi thì thản nhiên nói "mặc". Thử hỏi, tên quan ấy liệu có xứng làm người khi một chút nhân tính còn không có? Đến hổ còn không ăn thịt con, vậy tên quan ấy liệu có xứng làm loài súc sinh? Qua tác phẩm, tác giả Phạm Duy tốn đã họa lại chân dung của tầng lớp thống trị thời ấy một cách chân thực, chân thực đến tàn nhẫn, bọn quan lại thời ấy được tái hiện lại đúng như câu "Sống chết mặc bay". Ôi! Phải là người yêu và hiểu dân đến nhường nào thì nhà văn Phạm Duy Tốn mới có thể viết được những câu văn hay và giá trị đến như vậy!
-Câu đặc biệt : "Ôi"
Tác dụng: bộc lộ cảm xúc