Câu 4: "nó kết thành làn sóng" và "nó lướt qua, nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước" trong đoàn mở đầu văn bản.
Tác dụng của điệp từ nó và một loạt các động từ mạnh được sử dụng trong đoạn văn đã nhấn mạnh được sức mạnh của lòng yêu nước và khối đại đoàn kết dân tộc. Đó chính là sức mạnh vô biên và là vũ khí bí mật tối thượng bảo vệ dân tộc khỏi mọi thế lực và bè lũ bán nước và cướp nước.
Câu 5:
Có hai đoạn nêu một loạt dẫn chứng:
- Đoạn "Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến..."
Tác giả Hồ Chí Minh đã đưa ra những dẫn chứng về những vị anh hùng lãnh đạo những cuộc kháng chiến vẻ vang góp phần bảo vệ bờ cõi non sông ở từng giai đoạn như: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
Những dẫn chứng đó được sắp xếp theo trình tự diễn ra trong lịch sử có thật của các triều đại, từ Bà Trưng rồi đến Bà Triều, rồi Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. Việc nêu ra dẫn chứng như vậy làm tăng tính thuyết phục của vấn đề cần nghị luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta; cũng như làm sáng tỏ và sâu sắc luận điểm về truyền thống đánh giặc yêu nước đã có từ lâu đời của nhân dân VN.
- Đoạn "Đồng bào ta ngày nay....."
Ý nghĩa của cách sắp xếp và đưa ra dẫn chứng trong đoạn trích là: cách đưa dẫn chứng đã bao quát được mọi đối tượng của đất nước Việt Nam (từ người già đến người trẻ, từ miền ngược đến miền xuôi,...) đã tạo được sức thuyết phục cho tình yêu nước của dân tộc VN. Tất cả mọi người dân, không phân biệt tôn giáo, trình độ,.... miễn là người VN thì họ đều có những việc làm biểu hiện của tinh thần yêu nước thương nòi, xứng với truyền thống trong lịch sử của những vị anh hùng dân tộc.