Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, những trận thủy chiến chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta phần nhiều giành được thắng lợi bằng nghệ thuật kết hợp tác chiến thủy, bộ đặc sắc. Trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút (năm 1785) đánh tan 05 vạn quân xâm lược Xiêm của quân Tây Sơn là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật ấy.
Cuối tháng 7-1784, núp dưới danh nghĩa “cứu giúp Nguyễn Ánh, đánh Tây Sơn khôi phục cơ đồ của dòng họ”, vua Xiêm điều động 02 vạn thủy quân, hơn 300 chiến thuyền cùng 03 vạn bộ binh tiến sang xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta tại địa bàn Gia Định - Mỹ Tho chống quân xâm lược Xiêm buổi đầu diễn ra trong tương quan lực lượng hết sức chênh lệch1. Trước cuộc tiến công ồ ạt của quân Xiêm, quân Tây Sơn (dưới quyền chỉ huy của Trương Văn Đa), vừa chặn đánh quyết liệt quân địch ở một số địa bàn, vừa rút lui từng bước để bảo toàn lực lượng; đồng thời, tiến hành những trận đánh nhỏ, lẻ nhằm kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch để chờ quân tiếp viện. Đến cuối năm đó, với lợi thế ban đầu (quân đông, lực mạnh), quân Xiêm đã chiếm được gần một nửa đất Gia Định. Tuy nhiên, với thắng lợi tương đối dễ dàng, quân Xiêm sinh kiêu ngạo, không nghĩ đến việc tiến quân, mà chỉ màng tới việc đàn áp, cướp bóc người dân vô tội. Vì thế, mâu thuẫn giữa quân Xiêm, Nguyễn Ánh với nhân dân ta ngày càng sâu sắc. Nhân dân Gia Định chất chứa căm thù, ngày đêm mong đợi đại quân Tây Sơn tiến vào diệt giặc, giải phóng quê hương.
* Chúc cậu học tốt !!! Nhớ tick cho mik 5 sao , 1 cảm ơn và câu trả lời hay nhất nhé .