Đáp án đúng:
Giải chi tiết:1. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn thơ
- Y Phương là nhà thơ của dân tộc Tày. Bài thơ “Nói với con” là đề tài muôn thuở của thi ca nói về tình cảm gia đình, tình yêu con cái.
- Đoạn thơ được phân tích nằm ở phần đầu bài thơ. Đoạn thơ khẳng định quê hương cũng chính là cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con.
2. Thân bài
Cội nguồn rộng lớn đã sinh thành, nuôi dưỡng con chính là quê hương:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
…
Con đường cho những tấm lòng”
+ “Người đồng mình”, cuộc sống lao động, nếp sinh hoạt hàng ngày và không gian sống: cánh rừng, con đường về nhà, về bản -> mang đến tình yêu quê hương xứ sở.
+ Những hình ảnh giàu sức gợi: “đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động được trang trí đẹp đẽ, vừa gợi đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của con người. “Vách nhà ken câu hát”: tả thực sinh hoạt văn hóa của người đồng mình, tả cảnh hát cho nhau nghe tràn đêm, suốt sáng khiến vách nhà như được ken dày những câu hát say sưa, tinh tế; gợi tâm hồn tinh tế, phong phú, tràn đầy lạc quan của người đồng mình.
+ Thủ pháp nhân hóa: “rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, qua đó ngợi ca sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” gợi được tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở.
=> Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành.
3. Kết bài:
Cội nguồn rộng lớn đã nuôi dưỡng con đó chính là quê hương. Đó là quê hương với những con người lao động mà cuộc sống thật nghĩa tình và thơ mộng. Thông qua đoạn thơ, người cha gợi nhắc cho con với một niềm tự hào và tình yêu chứa chan.