Hai câu đầu bài cáo đã làm nổi bật tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Nhân nghĩa là khái niệm đọa đức của Nho giáo được hiểu chung là lòng thương người, là đạo lí, là lẽ phải cần làm giữa người với người. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là "yên dân" và "trừ bạo". Yên dân là làm cho nhân dân được yên ổn, được hưởng cuộc sống thái bình. Còn trừ bạo được hiểu là diệt trừ mọi thế lực tàn bạo. Điếu phạt có nghĩa là thương xót dân, đánh kẻ có tội, tham lam, bạo ngược. Đặt trong hoàn cảnh viết Bình Ngô đại cáo thì dân chính là người dân Đại Việt, bạo là giặc Minh xâm lược, quân điếu phạt chính là nghĩa quân Lam Sơnthương dân mà đánh kẻ có tội. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã được mở rộng. Đó không chỉ là quan hệ giữa người với người mà còn là quan hệ giữa dân tộc với dân tộc, giưuã quốc gia với quốc gia. Đây là nội dung mới trong tư tưởng của Nguyễn Trãi , nhân nghĩa là yên dân-trừ bạo-yêu nước-chống xâm lược-bảo vệ đất nước và nhân dân. Nhân ghĩa gắn liền với chống giặc ngoại xâm.