Đáp án đúng:
Giải chi tiết:1/ Giới thiệu chung:
- Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt cuốn hút người đọc bằng những cảm xúc trong sáng, chân thành và lối viết giản dị, tự nhiên.
- Ông viết bài thơ "Bếp lửa" vào tuổi 19, đó là năm 1963 khi còn là sinh viên đang học Đại học ở nước ngoài.
- Đoạn thơ là khổ 6, gần cuối bài, bộc lộ những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm biết ơn chân thành của người cháu đối với bà.
2/ Phân tích:
- Nhà thơ đã khái quát về cuộc đời bà:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Các từ ngữ "lận đận", "mấy nắng mưa" "mấy chục năm rồi" và kết cấu đảo ngữ ở câu đầu đã cho thấy cả cuộc đời bà là vất vả, nhọc nhằn, lam lũ. Chan chứa trong hai câu thơ là tình thương và niềm biết ơn vô hạn của cháu.
- Hình ảnh người bà với vẻ đẹp ân cần, ấm áp, cần mẫn lo toan, chịu thương chịu khó, hết lòng hi sinh vì con vì cháu:
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
+ Bà luôn giữ thói quen thức khuya dậy sớm suốt mấy chục năm trời để nhóm bếp lửa, chăm lo cho con cháu từng bữa ăn. Không chỉ vậy, bà còn "nhóm" lên ngọn lửa tâm hồn cháu để cháu biết yêu thương khoai sắn ngọt bùi, cháu biết vui trước những niềm vui bình dị nhất.
+ Bà không chỉ nhóm bếp lửa bằng đôi bàn tay già nua gầy guộc, mà là bằng tất cả tấm lòng đôn hậu "ấp iu nồng đượm", nhóm lên ngọn lửa của tình người nồng ấm giữa cuộc đời thiếu thốn.
+ Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng bao ước mơ hoài bão, khát vọng tuổi thơ.
=> Điệp từ “nhóm”: gợi nhịp bập bùng của bếp lửa và sự bền bỉ của lòng bà.
- Bà tạo nên sự chuyển hóa bất ngờ của bếp lửa: “Ôi kì lạ…”
+ Từ "Ôi" + dấu “!”: sự mãnh liệt của cảm xúc.
+ "Kì lạ": Bếp lửa là biểu hiện của tình bà, là sức mạnh của niềm tin, nghị lực. Bếp lửa thắp sáng tâm hồn cháu, giữ cho cháu một tuổi thơ vẹn nguyên, hạnh phúc.
+ "Thiêng liêng": Bếp lửa là tổ ấm, là cội nguồn gia đình, là cội nguồn quê hương đất nước.
=> Câu thơ cuối cho thấy tình yêu sâu sắc mà cháu dành cho bà và niềm cảm phục của cháu trước cuộc đời và sự cao cả phi thường của bà.
3/ Đánh giá chung:
- Bằng sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức tự sự, biểu cảm, miêu tả, hình ảnh vừa chân thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng, nhà thơ đã thể hiện rất chân thành, cảm động về tình cảm bà cháu thiêng liêng, ấm áp.
- Đồng thời, nhà thơ cũng gửi đến người đọc một thông điệp ý nghĩa: kỉ niệm tuổi thơ luôn tỏa sáng và nâng đỡ con người trên hành trình cuộc sống. Tình cảm gia đình là cơ sở, là cội nguồn cho tinh yêu quê hương, đất nước.