2. Hình ảnh mùa xuân đất nước
- 4 dòng thơ đầu
- Là 2 câu thơ lớn được đặt sóng đôi với nghệ thuật điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp: Mùa xuân người.../ Lộc...
- Là điệp khúc của sức sống, của sự cống hiến của mọi tầng lớp nhân dân đối với đất nước
+ Người cầm súng: người lính, lực lượng tham gia giữ gìn hòa bình đất nước với nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn hòa bình.
+ Người ra đồng: người nông dân, lực lượng tham gia lao động, làm giàu cho đất nước với nhiệm vụ lao động, dựng xây đất nước.
+ Ở họ đều gắn với từ “lộc”
+ Nghĩa thực: Là chồi xanh lộc biếc, là hiện thân cho vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân thiên nhiên đất trời.
+ Nghĩa ẩn dụ:
Với người cầm súng, “lộc” là lá ngụy trang (nghĩa đen), song màu xanh của lá biếc, chồi non là màu xanh của hòa bình, sức sống, của sự trỗi dậy, đi lên của đất nước. => Người lính mang trên mình trách nhiệm gìn giữ nền hòa bình để đất nước phát triển.
Với người ra đồng, “lộc” là đơm hoa kết trái, là thành quả lao động => Người lao động có trách nhiệm đem đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng đất nước phồn vinh.
- 2 câu thơ tiếp theo là nhịp sống sôi nổi, khẩn trương của đất nước
- Nghệ thuật điệp ngữ, so sánh và cấu trúc sóng đôi: "Tất cả như..."
- “Hối hả” là nhịp sống sôi nổi, khẩn trương, hào hứng.
- “Xôn xao” là cảm xúc của lòng người, xốn xang nhiều niềm vui, say mê, háo hức, náo nức, phấn chấn.
Như vậy, sáu câu thơ là vẻ đẹp và sức sống của đất nước trong hiện tại, là những cảm nhận của nhà thơ về mùa xuân mới của đất nước.
- Từ hiện tại, nhà thơ suy ngẫm về đất nước trong quá khứ và bộc lộ niềm tin tưởng và tự hào về đất nước trong tương lai.
- Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã khái quát được bề dày lịch sử sử đất nước với tất cả niềm yêu thương, trân trọng, biết ơn, tự hào:
+ Đất nước “vất vả”: Đó là 4000 năm dựng nước gian khổ, nhọc nhằn
+ Đất nước “gian lao”: Đó là 4000 năm giữ nước với những cuộc trường chinh chóng giặc ngoại xâm anh dũng, bất khuất, kiên cường.
Đó là lịch sử dựng nước và giữ nước - truyền thống của dân tộc.
- Từ niềm vui với đất nước trong hiện tại, tự hào về truyền thống trong quá khứ, nhà thơ thể hiện lòng tin tưởng và sức sống, sự vươn lên kì diệu của đất nước trong tương lai:
+ Vẻ đẹp ngời sáng, rạng rỡ, vẻ đẹp của tâm hồn đất nước qua hình ảnh so sánh đất nước với "vì sao"
+ Sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, kiên cường của đất nước hiện ra qua cụm động từ "Cứ đi lên phía trước". Đó là sức sống của quá khứ, hiện tại là động lực, sức mạnh tạo đà cho đất nước mạnh mẽ đi lên.
Như vậy, bao trùm lên đoạn thơ là niềm vui, niềm say mê, niềm tự hào bất tận của nhà thơ về vẻ đẹp của mùa xuân đất nước.