Đáp án đúng:
Giải chi tiết:1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Viễn Phương là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam.
- Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
- Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn.
Tác phẩm:
- Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bào miền Nam sớm được ra viếng Bác. Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong cuộc viếng lăng.
2. Phân tích đoạn thơ
- Đoạn thơ đã khi lại những xúc động chân thành, mãnh liệt của tác giả khi vào viếng lăng Bác.
+ Hai câu đầu: Khi nhìn thấy Bác nhà thơ xúc động, nghẹn ngào, cảm xúc trào dâng, thổn thức:
…Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Hai câu thơ diễn tả tinh tế khung cảnh trong lăng với sự trang nghiêm, thanh tĩnh. Không gian và thời gian như ngưng lại. Cách nói giảm nói tránh “giấc ngủ bình yên” ta có cảm giác Bác đang có một giấc ngủ bình yên, thanh thản trong không khí trang nghiêm, tĩnh lặng.
Ánh sáng dịu nhẹ của những ngọn đèn khiến tác giả liên tưởng đến vầng trăng: Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại nhắc hình ảnh vầng trăng, bởi lúc sinh thời trăng và bác là người bạn tri âm, tri kỉ. Trăng đã cùng bác trong lao tù, chiến khu, trong chiến trận và giờ đây trăng bên Bác ru giấc ngủ ngàn thu cho Người. Phải chăng nhà thơ muốn những gì gắn bó, thân thuộc sẽ mãi bên Bác. Mặt khác, trăng sáng dịu hiền gợi lên vẻ đẹp tâm hồn sáng trong, cao đẹp của Bác. Bác có lúc ấm áp như mặt trời, có lúc hiền hậu như ánh trăng. Đó cũng là biểu hiện của sự vĩ đại trong con người Bác.
+ Hai câu sau: Cảm xúc như lắng xuống, nhường chỗ cho nỗi đau không thể giấu kín:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” tác giả đã khẳng định: tuy Bác đã ra đi nhưng Người đã hóa thân vào thiên nhiên trời đất, Bác vẫn sống mãi với non sông đất nước, sống mãi trong tâm tư người dân như trời xanh kia.
Dù như vậy nhưng tác giả vẫn không thể không đau xót trước sự ra đi của Người. Nỗi đau xót được nhà thơ thể hiện cụ thể, trực tiếp “mà sao nghe nhói ở trong tim”. Nỗi đau quặn thắt, tê tái trong sâu thẳm tâm hồn.
- Nghệ thuật: ngôn ngữ giàu cảm xúc, sử dụng hình ảnh ẩn dụ đặc sắc đã diễn tả được cảm xúc của tác giả khi đứng ở trong lăng.
3. Đánh giá chung: Cảm nhận chung về đoạn thơ và toàn bài thơ. Chú ý:Nêu cảm nhận chân thực, luôn đi kèm dẫn chứng. Kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt.