Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa. Bên cạnh các giai cấp cũ như địa chủ, nông dân thì cũng xuất hiện thêm các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị:
*Địa chủ phong kiến:
+Một bộ phận trở nên giàu có; đầu hàng, làm tay sai cho Pháp, cướp đoạt ruộng đất nông dân.
+ Địa chủ vừa và nhỏ bị Pháp chèn ép nên ít nhiều vẫn có tinh thần chống Pháp.
*Nông dân:cực khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen, tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền dựng nhà máy của Pháp. Họ căm ghét chế độ thực dân+ ý thức dân tộc sâu sắc nên họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các phong trào chống Pháp do các giai cấp, tầng lớp khác lãnh đạo.
*Công nhân: xuất thân từ nông dân, họ làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp... Lực lượng công nhân VN đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ "tự phát", chủ yếu đấu tranh vì quyền lợi kinh tế. Họ cũng sẵn sàng hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các giai cấp, tầng lớp khác lãnh đạo.
*Tư sản:là những ngưòi làm trung gian, đại lí, chủ thầu, chủ xưởng... Họ bị các nhà tư bản Pháp và chính quyền thực dân chèn ép, kìm hãm. Do bị lệ thuộc và yếu ớt về mặt kinh tế nên chỉ muốn có thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống chứ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động cứu nước.
*Tiểu tư sản thành thị:gồm các tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, nhà báo, học sinh, sinh viên...Cuộc sống có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng vẫn bấp bênh. Họ có ý thức dân tộc và sẵn sàng tham gia vào các cuộc vận động cứu nước.