Phân tích tác dụng của bài ca dao:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
-> BPTT : So sánh
Với hai câu ca dao trên muốn nói tới những thân phận nhỏ bé, yếu ớt của những người phụ nữ thời phong kiến xưa. Bằng biện pháp so sánh " Thân em như trái bần trôi" đã làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ như trái bần trôi lênh đênh, không nơi nào để lương tựa. Trong xã hội phong kiến xưa, phụ nữ không có một địa vị nào, họ chỉ là những con người thấp hèn, hèn yếu. Tiếp theo cái hình ảnh "gió đập - "sóng dồi" nói tới sự vất vả , khó khăn không biết thân phận của họ , cuộc sống sẽ ra sao trong cái hoàn cảnh khắc nhiệt, khống khổ như này. Những người phụ nữ xưa không có tiếng nói của riêng mình, tùy vào số phận đưa đẩy, không thể phản kháng bất kì điều gì. Qua đó, câu ca dao trên muốn nói rằng sự đau khổ, đau đớn của những người phụ nữ thời phong kiến xưa . Họ cần sự công bằng, sự tự do để được làm chính mình chứu không bị giằng buộc, đối xử bất công, không công bằng.