Phản ứng nào sau đây giải thích hiện tượng thạch nhũ trong các hang động tự nhiên?
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
B. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
C. CaO + CO2 → CaCO3.
D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
Phản ứng tạo thành thạch nhũ:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
Nước mưa có hòa tan CO2 bào mòn đá vôi (Phản ứng xâm thực đá vôi): CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. Sau đó Ca(HCO3)2 chảy nhỏ giọt từ trần hang động, tại đó chúng bị phân hủy dần tạo thành thạch nhũ.
Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch Na2Cr2O7 thì
A. Dung dịch không màu chuyển thành màu vàng.
B. Dung dịch có màu da cam chuyển thành màu vàng.
C. Dung dịch có màu vàng chuyển thành màu da cam.
D. Dung dịch có màu da cam chuyển thành không màu.
Hỗn hợp X gồm metyl axetat và axit axetic phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 26,4. B. 27,2. C. 24,6. D. 28,8.
Hòa tan hết 30,56 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch chứa HCl và 0,24 mol HNO3, thấy thoát ra hỗn hợp khí X gồm CO2, NO và 0,08 mol N2O, đồng thời thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 22,60 gam so với dung dịch ban đầu. Tỉ khối hơi của X so với He bằng 9,95. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thu được 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 239,66 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 37,96%. B. 39,27%. C. 38,62%. D. 32,04%.
Dung dịch KOH 0,001M có pH bằng
A. 2. B. 12. C. 11. D. 3.
Cho các phát biểu sau: (1) Trong dung dịch glyxin tồn tại chủ yếu dạng ion lưỡng cực. (2) Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố. (3) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. (4) Glucozơ và saccarozơ đều chỉ tồn tại dạng mạch vòng. (5) Cho butan tác dụng với Cl2 (tỉ lệ mol 1 : 1) thu được hỗn hợp hai sản phẩm (6) Anilin, phenol đều phản ứng thế ở vòng benzen dễ hơn benzen. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến