Phích đựng nước lâu ngày sẽ thấy hiện tượng xung quanh thành ruột phích có một lớp cặn bám vào. Chất có thể dùng làm sạch được chất cặn đó là
A. NaCl. B. NH3. C. NaOH. D. CH3COOH.
Lớp cặn trong ấm được hình thành do phản ứng:
Ca(HCO3)2 —> CaCO3 + CO2 + H2O
Để làm sạch lớp cặn này có thể dùng CH3COOH:
CaCO3 + CH3COOH —> (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 dư. (2) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. (3) Nhiệt phân AgNO3. (4) Đốt HgS trong không khí. (5) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư. (6) Điện phân dung dịch CuSO4 điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian nhấc thanh Fe ra rồi sấy khô thấy khối lượng của nó tăng 1,6 gam so với ban đầu. Giả sử lượng Cu sinh ra bám hết lên thanh Fe.
Khối lượng Fe đã phản ứng là
A. 5,6. B. 8,4. C. 11,2. D. 6,4.
Khối lượng Cu đã tạo thành là
A. 5,6. B. 6,4. C. 11,2. D. 12,8.
Amino axit X no, mạch hở, có công thức CnHmO2N. Biểu thức liên hệ giữa m và n là
A. m = 2n. B. m = 2n + 3.
C. m = 2n + 1. D. m = 2n + 2.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X (CH4, C2H4, C3H4, C4H4) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 17. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy thu được vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình Ca(OH)2 sau phản ứng tăng lên
A. 11 gam. B. 14,6 gam. C. 8,8 gam. D. 3,6 gam.
Cho các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen- terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat). Số polime có thể là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Amino axit thiên nhiên X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-[CH2]2-COOH. B. H2N-CH2-COOH.
C. H2N-[CH2]3-COOH. D. H2N-CH(CH3)-COOH.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một hidrocacbon X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng thêm 13,3 gam và tạo thành 20 gam kết tủa.
a) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X. Biết X có cấu tạo mạch không phân nhánh.
b) Oxi hóa không hoàn toàn m gam X ở trên trong điều kiện thích hợp (hiệu suất phản ứng là 60%) thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Ngưng tụ Y, loại bỏ hoàn toàn X được hỗn hợp Z (có chứa duy nhất một chất hữu cơ dùng sản xuất giấm ăn). Cho Z tác dụng với kim loại Natri thấy thoát ra V lít khí (đktc). Tính V ?
Cho 14,8 gam hỗn hợp hai axit hữu cơ X và Y (MX < MY) tác dụng với lượng vừa đủ Na2CO3 tạo ra 2,24 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam hỗn hợp X và Y thu được 6,6 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Xác định công thức thu gọn của 2 axit biết tỉ lệ mol của X và Y là 1 : 2
Hỗn hợp khí B gồm hai hidrocacbon mạch hở X và Y (phân tử đều có không quá 2 liên kết pi). Đốt cháy hoàn toàn 336ml (ở đktc) hỗn hợp khí B ở trên rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư, thu được 4 gam kết tủa. Nếu dẫn 336ml (ở đktc) B từ từ qua dung dịch nước brom dư thấy có 4 gam brom tham gia phản ứng và không có khí thoát ra.
a) Tính thành phần phần trăm của X và Y trong hỗn hợp B.
b) Xác định công thức cấu tạo đúng của X và Y (biết một trong hai chất có đồng phân cis – trans).
c) Trình bày phương pháp hóa học tách riêng X, Y ra khỏi hỗn hợp khí B.
Không dùng thêm hoá chất khác, hãy phân biệt 6 dụng dịch sau đựng đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: NH4HCO3, KHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, K2SO3, Ba(HCO3)2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến