- GCCN ra đời sớm từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I và tăng nhanh về số lượng nếu trước CTTG T1 do tác động của chính sách khai thac thuộc địa 2 GC CN đã lên tới 22 vạn người (1929 ) Phần lớn CN sống tập chung ở các trung tâm kinh tế lớn quan trọng như đồn điền, khu mỏ, các thành phố C/ nghiệ. Ngay từ khi mới ra đời CN - VN đã bị bóc lột nặng nề, đó là sự bóc lột của đế quốc, tư sản, phong kiến vì vậy công nhân sớm đấu tranh.
- Sau CTTG - TI do tác động sâu sắc của chính sách khai thác thuộc địa lần 2, do ảnh hưởng của CMT 10 CN Mác - lê Nin ngày càng được truyền bá sâu rộng đã thúc đẩy phong trào CN nước ta phát triển lên một bước mới. Từ năm 1919-1929 PT CN nước ta trải qua 2 giai đoạn phát triển
a) Từ 1919- 1925
- Cả nước có 25 cuộc đấu tranh của CN tiêu biểu là cuộc đấu tranh của CN và thủy thủ trên các tầu chiến của pháp, ghé cảng Hải Phòng 1919 tiếp đó là cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn - Chợ lớn năm 1920 đã dẫn đến sự ra đời của tổ chức "Công hội đỏ" 1922 CN bắc kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương. 1924 Những cuộc đấu tranh của CN các nhà máy rượu, xay sát gạo đã nổ ra. Đặc biệt tháng 8/1925 có cuộc đấu tranh của CN thợ máy đóng tầu Ba son ngăn cản tầu chiến pháp trở lính sang đàn áp phong trào CM TQuốc. Lần đầu tiên CN đã có hành động phối hợp quốc tế không chỉ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình mà còn có tinh thần quốc tế cao cả. Điều đó chứng tỏ ý thức chính trị của CN đã được nâng lên một bước, chủ nghĩa mác- lê nin ngày càng được truyền bá sâu rộng ở VN thông qua hoạt động của lãnh tụ nguyễn ái Quốc, Phong trào CN từ 1919- 1925 cho thấy:
+ Phong trào CN thời kỳ này nổ ra còn lẻ tẻ và mang nặng tính tự phát, chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế
+ Giữa các phong trào chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau
+ Tuy nhiên phong trào đã mang nhưng nét mới mà phong trào đấu tranh trước chưa có: . sự xuất hiện của tổ chức Công Hội Đỏ (1920) là một tổ chức bí mật lãnh đạo phong trào công nhâ .Phong trào CN Ba Son ( T8/1925) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào CN từ tự phát sang tự giác.
b) Từ 1926-1929
* Phong trào CN nước ta có nhiều bước phát triển mới, những nhân tố mới thúc đẩy phong trào CN phát triển là:
- Ảnh hưởng sâu sắc của CMDT DC ở TQuốc với trung tâm là công xã Quảng Châu
- Vụ phản biến của bè lũ Tưởng Giới Thạch 1927 đã cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu về vai trò lãnh đạo của gia cấp vô sản trong cuộc CM DT DC ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa về tính chất hai mặt của GCTS
- Tháng 7/ 1924 đại hội lần thứ 5 của quốc tế cộng sản đã họp và đề ra những nghị quyết quan trọng về CM ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa
=> Tất cả tình hình khách quan nói trên đã có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình CM nước ta nhất là phong trào CN. Trong khi đó sự xuất hiện và hoạt động tích cực của 3 tổ chức CM (Hội thanh Niên, Đảng tân Việt và VNquốc dân đảng ) trong những năm 1925-1927 đã có tác dụng thúc đẩy phong trào CM DTDC ở nước ta phát triển mạnh đặc biệt là phong trào CN.
* Sự phát triển của phong trào CN trong 2 năm 1926-1927:
Đã nổ ra nhiều cuộc bãi công của CN, viên chức, học sinh học nghề. Mà tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 1000CN nhà máy sợi Nam Định, 500CN đồn điền cao su Cam Tiên, ngoài ra còn các cuộc đấu tranh của CN Đồn điền Ray Ma, Phú riềng
* 1928:
Hội thanh niên có chủ trương"Vô sản hoá" thực hiện 3 cùng ; cùng ăn, cùng ở, cùng làm với CN, càng thúc đẩy phong trào CN phát triển mạnh mẽ và phát triển thành nòng cốt của phong trào CMVN tiêu biểu là các cuộc bãi công của CN mạo Khê, Lộc ninh, Bến thuỷ, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định …
* Riêng năm 1929 có tới 40 cuộc đấu tranh của CN nổ ra suốt từ bắc chí nam ;
- Lớn nhất là các cuộc bãi công của CN nhà máy xi măng - sợi Hải phòng, Nam Định. Avia Hà Nội, Ba Son, Phú Riềng đặc điểm nổi bật của phong trào CN thời kỳ này là:
- Phong trào không những tăng nhanh về số lượng mà còn phát triển mạnh về chất lượng, các cuộc đấu tranh của CN không đơn thuần là các cuộc đấu tranh về kinh tế mà mang tính chất chính trị sâu sắc, Khẩu hiệu đấu tranh được nông dân : đòi tăng lương, đòi ngày làm 8h, phản đối đánh đập CN…
- Giữa các phong trào đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau giữa nhiều ngành, nhiều địa phương đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức "công hội đỏ" .Đặc biệt trong quá trình đấu tranh " Công hội đỏ" Nam kỳ đã liên lạc với liên đoàn lao động chống pháp để kết hợp đấu tranh. Điều đó chứng tỏ rằng Chủ nghĩa Mác- lê nin đã được truyền bá sâu rộng trong phong trào CM, ý thức giác ngộ của CN được nâng cao, Phong trào CM mang tính tự giác rõ rệt
c) Sự phát triển của phong trào CN : Có tác dụng thúc đẩy sự xuất hiện đa tổ chức cộng sản ở VN cuối1929 và sự ra đời của ĐCS VN 1930 là một trong những nguyên nhân để cấu thành ĐCS VN.