Polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử là 1620000 đvC có hệ số trùng hợp là:
A. 1620. B. 10000. C. 1000. D. 16000.
M = 162n = 1620000 —> n = 10000
Cho 27 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:
A. 37,95. B. 45,8. C. 48,9. D. 49,8.
Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 73) gam muối. Giá trị của m là
A. 224,4. B. 331,2. C. 247,6. D. 342,0.
Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, tơ visco, polibutađien. Số polime tổng hợp có trong dãy là:
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Cho 13,44 gam bột Fe tác dụng với 400 ml dung dịch AgNO3 1,92M sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và m gam chất rắn. Dung dịch X tác dụng được với tối đa bao nhiêu gam bột Cu?
A. 19,200 gam. B. 9,216 gam.
C. 15,360 gam. D. 12,288 gam.
Cho các phát biểu sau: (1) Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. (2) Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn. (3) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit. (4) Hàm lượng cacbon trong fructozơ nhiều hơn trong xenlulozơ. (5) Đun nóng anbumin của lòng trắng trứng trong môi trường kiềm, thu được các α-aminoaxit. (6) Ở điều kiện thường, propylamin là chất lỏng, độc và ít tan trong nước. Số phát biểu không đúng là:
A. 1. B. 0. C. 3. D. 2.
Xà phòng hoá hoàn toàn 13,2 gam hỗn hợp gồm hai este CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 400 ml. B. 150 ml. C. 300 ml. D. 200 ml.
Hoà tan 4,05 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 25,65 gam muối khan. Kim loại đó là:
A. Mg. B. Fe. C. Zn. D. Al.
Cho 6,75 gam một amin X no đơn chức bậc 1 tác dụng với dung dịch FeCl2 dư thu được 6,75 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của amin X là:
A. C3H7NH2. B. C4H9NH2. C. C2H5NH2. D. CH3NH2.
Cứ 91,5 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 40 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là
A. 3 : 5. B. 2 : 3. C. 1 : 3. D. 1 : 2.
Cho bột Cu đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rắn X và dung dịch Y. X, Y lần lượt là
A. X (Ag); Y (Cu2+).
B. X (Fe); Y (Cu2+).
C. X (Ag, Cu); Y (Cu2+, Fe2+).
D. X (Ag); Y ( Cu2+, Fe2+).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến