Giải thích các bước giải:
1, Thực vật C3: Sống ở vùng ôn đới, á nhiệt đới, điều kiện cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường, do đó đã cố định CO2 1 lần theo chu trình Canvin.
- Thực vật C4: Sống ở vùng nhiệt đới nóng ẩm kéo dài, ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp nên phải có quá trình cố định CO2 2 lần:
+ 1 lần lấy nhanh CO2 vốn ít ỏi trong không khí và tránh hô hấp sáng tại tế bào mô giậu
+ lần 2 cố định CO2 theo con đường Canvin để hình thành chất hữu cơ trong tế bào bao bó mạch.
- Thực vật CAM: Sống ở sa mạc hoặc bán sa mạc, khí hậu khô nóng kéo dài, phải tiết kiệm nước đến mức tối đa bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm để lấy CO2 vào dự trữ và cố định CO2 theo chu trình Canvin để hình thành chất hữu cơ vào ban ngày.
2, Phân biệt năng suất sinh học với năng suất kinh tế:
- Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
- Năng suất kinh tế là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan (hạt, củ, quả, lá...) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loại cây.
- Những loài cây được con người sử dụng toàn bộ sinh khối thì năng suất sinh học cũng chính là năng suất kinh tế.