R là kim loại chuyển tiếp thuộc chu kỳ 4, ion R3+ có 11 electron ở lớp vỏ.Vị trí nhóm của R trong bảng tuần hoàn.
A.VA
B.VIA
C.VIB
D.IVB
Xem lại đề. Chu kỳ 4 thì không thể có 14e ở lớp vỏ.
A và B (ZA < ZB) là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm chính và thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau. Tổng điện tích hạt nhân của A và B là 30. Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn.
Phân tử X có công thức ABC. Tổng số hạt mang điện và không mang điện trong phân tử X là 82. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, hiệu số khối giữa B và C gấp 10 lần số khối của A, tổng số khối giữa B và C gấp 27 lần số khối của A. Tìm CTPT đúng của X.
Trong tự nhiên nguyên tố Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl có phần trăm số lượng tương ứng là 75% và 25%. Nguyên tố Cu có 2 đồng vị trong đó 63Cu chiếm 73% số lượng. Biết Cu và Cl tạo được hợp chất CuCl2 trong đó Cu chiếm 47,228% khối lượng. Xác định đồng vị thứ 2 của Cu.
Cho CO đi qua 12 gam đồng oxit nung nóng một thời gian sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí (CO & CO2) có tỷ khối so với H2 là 18. Tính hiệu suất phản ứng?
Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Sau khi nung nóng một thời gian với bột sắt (chất xúc tác) ở 550 độ C thì thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 4,5.
a) Tính % thể tích các khí trước phản ứng và thành phần % khối lượng các chất trước phản ứng?
b) Tính hiệu suất phản ứng ?
Hỗn hợp X gồm CH3CHO, OHC-CHO, OHC-CH2-CHO, HO-CH2-CH2-OH, OHC-CH(OH)-CH(OH)-CHO. Cho 0,5 mol X tác dụng hết với AgNO3/NH3 dư thu đươc 151,2 gam Ag. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn 0,5 mol X rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với K dư thu được 12,32 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 58,24 lít O2 (đktc) và sinh ra 114,4 gam CO2. Xác định a.
Hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và N2, tỉ khối của X so với H2 là 19. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch Y chứa NaOH 2M và Na2CO3 1,5M, thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch CaCl2, sau khi kết thúc phản ứng thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,2. B. 9,5. C. 13,3. D. 30,4.
Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 vào 500 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y trong đó có chứa 9,75 gam FeCl3 và thoát ra 2,016 lít H2. Nhỏ lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch Y thấy thoát ra khí NO và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 78,23 B. 74,45 C. 109,01 D. 80,39
Nhúng thanh kẽm nặng 10 gam vào 100 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy thanh Zn ra thấy khôiz lượng giảm 1% so với ban đầu:
tính khối lượng cu bám vào kẽm
tính c% các chất trong dd sau pứ(dcuso4=1,25)
A là dung dịch HCl có nồng độ mol là aM, cho thêm nước vào dung dịch A với tỉ lệ VA : VH2O = 1 : 2 được dung dịch B có nồng độ bM. Nếu trộn 200 ml A với 300 ml B rồi cho tác dụng với Mg dư thu được 5,04 lít H2 (đktc). Tính a, b.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến