+ Phong cách quần chúng: Nguồn gốc của phong cách này là bắt nguồn từ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, quần chúng chính là người sáng tạo nên lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, người luôn chăm lo cho quần chúng, coi quần chúng chính là nguồn sức mạnh to lớn nhất mang tới thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng. Bởi vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu các cán bộ Đảng viên phải luôn gần với dân, hiểu được tâm tư của dân, nắm được nguyện của người dân, bên cạnh đó là người chiến sĩ cán bộ Đảng Viên phải phải biết hy sinh vì lợi ích của tập thể, hy sinh vì lợi ích của nhân dân, đây được đánh giá là một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cán bộ Đảng viên trong giai đoạn phát triển hiện nay.
+ Phong cách dân chủ: Phong cách dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét ở việc người luôn yêu cầu các cán bộ Đảng Viên của mình phải biết đặt mình vào tập thể, phải biết lắng nghe ý kiến của tập thể, biết vận dụng phát huy sức mạnh của tập thể như vậy mới có được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Là người lãnh đạo phải nắm được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân mình, coi trọng yếu tố dân chủ để phát huy được sức mạnh của tập thể, phải biết nhận trách nhiệm về bản thân mình, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà tập thể giao phó, tuân thủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Phong cách nêu gương: Nêu gương trong phong cách Hồ Chí Minh, người luôn nhấn mạnh bản thân mình không được tự cao, tự mãn, không được kiêu ngạo, luôn biết học tập, phấn đấu, biết tự kiểm điểm để phát triển bản thân, giữ thái độ khiêm tốn, chân thành, không được dối trá, lười lọc, lừa dân. Nói phải đi đôi với làm.
Kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng là một trong những nội dung quan trọng nhất trong quá trình phấn đấu rèn luyện của Đảng viên, nội dung của bản kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gồm có các cam kết về tinh thần trách nhiệm trong công việc và phong cách đạo đức.