Đáp án:
$*)$ Quan hệ cùng loài:
- Hỗ trợ: Các sinh vật hỗ trợ nhau khi gặp điều kiện sống thuận lợi: Nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi... $→$ Giúp sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn. Ví dụ: Một đàn gà cùng hỗ trợ nhau kiếm ăn và chống lại kẻ thù.
- Cạnh tranh: Các sinh vật cạnh tranh nhau khi gặp điều kiện sống bất lợi: Thiếu thức ăn, nơi ở, số lượng cá thể tăng quá cao, con dực tranh giành con cái...$→$ Các cá thể cùng loài cạnh tranh gay gắt, dẫn tới 1 số cá thể yếu phải tách khỏi đàn. Ví dụ: Trong một đàn bò 2 con bò đực cạnh tranh với nhau tranh giành con bò cái.
$*)$ Quan hệ khác loài:
- Hỗ trợ:
+ Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Ví dụ: Địa y ( Cộng sinh giữa nấm và tảo )
+ Hội sinh: Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. Ví dụ: Cá ép bám vào rùa biển nhờ đó được đưa đi xa.
+ Hợp tác: Giống quan hệ cộng sinh nhưng hai loài không phụ thuộc chặt trẽ, không nhất thiết phải thường xuyên sống với nhau. Ví dụ: Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.
- Đối địch:
+ Cạnh tranh: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các sinh vật kìm hãm sự phát triển của nhau. Ví dụ: Trên 1 cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển $→$ Năng suất lúa giảm.
+ Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó. Ví dụ: Sán lá gan sống trong gan mật trâu bò, giun đũa sống trong ruột non người.
+ Sinh vật này ăn sinh vật khác: Gồm động vâth ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ. Ví dụ: Rắn ăn chuột, cây nắp ấm bắt mồi, Đại bàng ăn chim.
+ Ức chế cảm nhiễm: Là quan hệ trong đó loài sinh vật này ức chế sự phát triển hoặc sinh sản của sinh vật khác bằng cách tiết ra những chất độc. Ví dụ: Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh.
Chúc bạn học tốt....