Số CTCT ancol mạch hở, bền và có 3 nguyên tử C trong phân tử là:
A. 6. B. 2. C. 5. D. 7.
Các ancol bền, mạch hở và có 3C:
CH3-CH2-CH2OH
CH3-CHOH-CH3
CH2=CH-CH2OH
CH≡C-CH2OH
CH3-CHOH-CH2OH
CH2OH-CH2-CH2OH
CH2OH-CHOH-CH2OH
X là một α-aminoaxit no, mạch hở, chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH; Gly là glyxin. Hỗn hợp Y gồm các peptit mạch hở X-Gly, X-X-Gly và X-X-X-Gly có tỉ lệ mol tương ứng theo thứ tự trên là 1 : 2 : 3. Cho 146,88 gam hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1,5M vừa đủ đun nóng thu được dung dịch chứa 217,6 gam hỗn hợp muối. Để đốt 0,1 mol hỗn hợp Y cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 38,08 lít. B. 40,32 lít. C. 42,56 lít. D. 39,20 lít.
Cho m gam hỗn hợp X gồm metanol, etan-1,2-điol và glixerol tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí. Khi đốt m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 14 lít O2. Các thể tích ở đktc, giá trị của m là:
A. 18,6 gam. B. 21,4 gam. C. 15,5 gam. D. 15,2 gam.
Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho muối halogen của kim loại kiềm (RX) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
Nhúng 1 thanh Mg vào 200ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 2M và Cu(NO3)2 0,15M. Sau một thời gian nhấc thanh kim loại ra thấy khối lượng tăng thêm 2,8g so vs ban đầu. Giả thiết rằng thể tích dung dịch không thay đổi và toàn bộ kim loại bám vào thanh Mg. Tính CM của các chất có trong dung dịch sau phản ứng
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp là
A. 0,2 B. 0,25 C. 0,15 D. 0,1
Pentapeptit X mạch hở, tạo từ hai α-amino axit đều có dạng H2NCkH2kCOOH. Trong phân tử X, cacbon chiếm 41,64% theo khối lượng. Thủy phân không hoàn toàn X (xúc tác enzim), thu được hỗn hợp các sản phẩm trong đó có 2 đipeptit, n tripeptit và m tetrapeptit. Giá trị của n và m tương ứng là
A. 2 và 2. B. 2 và 1. C. 1 và 2. D. 3 và 4.
Cho các phát biểu sau: (a) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều. (b) Trong phản ứng điều chế este, người ta thường thêm cát (SiO2) để xúc tác cho phản ứng. (c) Hiđro hóa glucozơ (xt Ni, tº), thu được sobitol. (d) “Da giả” được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng amino axit. (e) Thủy phân hoàn toàn các peptit trong dung dịch kiềm, thu được các amino axit. (f) Dung dịch các amin có vòng benzen đều không làm đổi màu quỳ tím. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Cho dãy các chất: CO2, CO, SiO2, NaHCO3, MgCl2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Cho mô hình thí nghiệm sau:
Cho các nhận xét sau: (a) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định định tính cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ. (b) Bông tẩm CuSO4 khan nhằm phát hiện sự có mặt của nước trong sản phẩm cháy. (c) Ống nghiệm được lắp hơi chúi xuống để oxi bên ngoài dễ vào để đốt cháy chất hữu cơ. (d) Ống nghiệm đựng nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 và khí CO. (e) Chất để sử dụng để oxi hóa chất hữu cơ trong thí nghiệm trên là CuO. (f) Có thể sử dụng mô hình trên để xác định nitơ trong hợp chất hữu cơ. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Nhỏ tử từ đến dư dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 2M vào dung dịch Y gồm a mol H2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của tổng số mol kết tủa thu được vào thể tích dung dịch X nhỏ vào được biểu diễn theo đồ thị ở hình bên.
Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 2 B. 1 : 1 C. 2 : 1 D. 3 : 5
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến