Câu 1:
a, Câu văn nêu luận điểm chính của bài là "Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch"
b, Hệ thống luận cứ của bài:
- Luận cứ 1: Đức tính giản dị thể hiện qua bữa ăn hàng ngày
- Luận cứ 2: Đức tính giản dị thể hiện qua nhà ở của Bác
- Luận cứ 3: Đức tính giản dị thể hiện qua việc làm của Bác
- Luận cứ 4: Đức tính giản dị thể hiện qua lời nói, bài viết của Bác
Nhận xét hệ thống luận cứ: giàu tính thuyết phục và đều hướng tới làm rõ cho luận điểm chính của bài
c,
- Luận cứ 1: Những dẫn chứng: bữa ăn thanh đạm, toàn những món ăn đậm chất quê nhà
- Luận cứ 2: Những dẫn chứng: căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
- Luận cứ 3: Những dẫn chứng: công việc bận rộn nhưng Bác tự làm những việc mà mình có thể làm được chứ ít khi làm phiền đến ai
- Luận cứ 4: Những dẫn chứng: Bác ít khi dùng từ Hán Việt và dùng những câu văn giản dị, mộc mạc, chân thành trong các lời nói, bài viết của mình
Những dẫn chứng ấy giàu sức thuyết phục bởi vì những dẫn chứng ấy đều thể hiện được lối sống giản dị, không xa hoa, cầu kỳ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 2:
Lối sống giản dị là lối sống không xa hoa, cầu kỳ, không lãng phí và phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Theo em, đây là một đức tính đáng quý mà mỗi người nên có để có một cuộc sống tinh giản và hạnh phúc hơn. Trên thực tế, đức tính giản dị không chỉ giúp cho con người có một cuộc sống tinh giản, biết giữ những thứ thực sự cần thiết và đem đến cho hạnh phúc của mình. Bên cạnh đó, sống giản dị giúp tạo không gian cho những điều mới mẻ, hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người. Nhờ sống giản dị, chỉ giữ cho mình những thứ quan trọng và có giá trị mà ta có nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống và những giá trị tốt đẹp của nó mang lại. Đồng thời sống giản dị cũng là giúp ích cho đất nước, xã hội đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn của đất nước như: chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo,... Chính vì vậy, sống giản dị không chỉ là thể hiện của sự văn minh, hiện đại mà còn là lối sống hướng đến một tương lai phát triển bền vững.
Câu 3:
a, Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: là lòng thương người rộng ra là thương muôn loài và muôn vật
b, Theo Hoài Thanh, văn chương bồi dưỡng cho ta những tình cảm ta sẵn có và luyện cho ta những tình cảm mà ta chưa có.
c, Theo Hoài Thanh, văn chương sáng tạo ra sự sống bởi vì ăn chương phản ánh hiện thực cuộc sống con người. Cuộc sống của con người muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó trên những phương diện: cuộc sống chiến đấu, cuộc sống lao động, ước mơ, công lý, cải tạo xã hội.
Câu 4:
Tình yêu thương là thứ của cải vật chất đáng quý và thiêng liêng nhất mà con người có thể trao cho nhau. Tình yêu thương chính là tấm lòng tử tế, những hành động đối đãi chân thành mong có thể giúp đỡ được cho người khác. Và thực sự, tình yêu thương chính là phép màu kỳ diệu nhất trên thế gian. Thứ nhất, tình yêu thương giúp chữa lành những vết thương và giúp con người bớt khổ hơn. Nếu như con người chỉ toàn đối xử lạnh nhạt với nhau thì cuộc sống sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Mỗi người mỗi ngày mà ko có cảm xúc, ko yêu thương thì chẳng khác gì những cỗ máy. Chúng ta cần làm những điều yêu thương dù là nhỏ nhặt nhất tới những người xung quanh, vì giúp họ cũng là giúp ta. Thứ hai, tình yêu thương cho đi sẽ có ý nghĩa hơn việc cứ giữ khư khư. Tình yêu thương chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó mang tính cộng đồng và lan tỏa. Con người chỉ khi đối xử với nhau bằng tấm lòng yêu thương cũng như sự tử tế thì thế gian sẽ ngập tràn hạnh phúc. Thứ ba, tình yêu thương luôn là nền tảng của mọi sự hạnh phúc. Cả người nhận được tình yêu thương lẫn người cho đi tình yêu thương đều sẽ được hạnh phúc. Đối mặt với những khó khăn gian khó, tình yêu thương lan tỏa trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh để cộng đồng, dân tộc luôn bền vững và gắn kết. Tóm lại, tình yêu thương là thứ vũ khí kỳ diệu giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, gắn kết con người với nhau và tạo nên một cộng đồng lớn mạnh.