Nền thơ mới nói chung đã đánh dấu bước chuyển lớn về sự khẳng định chất "tôi" của các nhà thơ, nhà văn trong các sáng tác của mình. Thật vậy, Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới, với những tác phẩm xuất sắc của mình. Trong bài thơ Từ ấy, cái tôi của tác giả lại có những điểm khác biệt so với cái tôi của các nhà thơ mới khác. Đầu tiên, ta có thể thấy đó là cái tôi của sự thức tỉnh, khai sáng cá nhân. "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lý chói qua tim". Cái tôi trong Từ ấy dường như là cái tôi của sự thức tỉnh của 1 người thanh niên trẻ đã giác ngộ chân lý của Đảng và Nhà nước để mà đi theo, mà cống hiến cho Đảng. Thứ hai, cái tôi trong Từ ấy là cái tôi gắn liền với cộng đồng, tập thể. Tác giả đã dùng những hình ảnh rất đẹp như "buộc lòng, trang trải khắp muôn nơi". Đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhà thơ Tố Hữu ý thức được cái tôi cá nhân của mình đang gắn liền với tập thể, với bao người đồng chí, đồng đội khác. Hơn tất cả, nhà thơ đã coi đây là gia đình của mình và mình chính là 1 thành viên trong gia đình "không áo cơm, cù bất cù bơ" để mà cống hiến cho Đảng đó. Tóm lại, cái tôi trong bài thơ Từ ấy có nét riêng vì đó chính là cái tôi của sự thức tỉnh, cái tôi của sự gắn liền trách nhiệm với cộng đồng, tập thể.