Nhật Bản
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản.
So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%. Số người thất nghiệp lên tới 3 triệu. Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.
Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa. giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
Mĩ
Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản. Tới mùa hè năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929 Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản. Nạn thất nghiệp và nghèo đói;lan tràn khắp các bang của nước Mĩ. Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu vào năm 1933. Các cuộc biểu tình, tuần hành, “đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph. Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.