* Điểm giống nhau:
- Mục đích của giáo dục
– khoa cử: Lựa chọn nhân tài, phục vụ cho bộ máy nhà nước phong kiến quan liêu.
- Nội dung giáo dục: Chủ yếu trú trọng lĩnh vực xã hội, với các tài liệu giáo dục như: Tứ Thư, Ngũ kinh, Bắc sử ….
* Điểm khác nhau:
- Vai trò của Nho học trong giáo dục:
+ Thời Lý - Trần: Chưa được coi trọng, Phật giáo có ảnh hưởng lớn và là quốc giáo, cùng tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”
+ Thời Lê sơ: Trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị, với địa vị độc tôn, là nội dung của giáo dục
- Thể lệ và quy trình thi cử:
+ Thời Lý - Trần:Còn thiếu chặt chẽ, nhà nước chỉ mở khoa thi tuyển chọn nhân tài khi có nhu cầu
+ Thời Lê sơ: Chặt chẽ, được tổ chức đều đặn và qui củ. Nhà nước qui định cứ 3 năm mở một kì thi Hương, năm sau mở kì thi hội. Qui chế thi cũng khoa học và chặt chẽ hơn với các qui định về “bảo kết hương thi” và “Cung khai tam đại”
- Hệ thống giáo dục
+Thời Lý - Trần: Các trường chủ yếu do nhà nước lập.
+Thời Lê sơ: Hệ thống giáo dục được mở rộng, ngoài các trường do nhà nước lập nên, ở các Lộ, Phủ, Huyện, các đạo Thừa tuyên đều có các trường
- Đối tượng được giáo dục dự thi-
+ Thời Lý trần: Chỉ bó hẹp trong bộ phận con cháu quý tộc, quan lại.
+ Thời Lê sơ : Được mở rộng con em mọi tầng lớp nhân dân (Trừ con cháu nhà xướng ca, ngụy quan, chống đối triều đình) đều được dự thi
- Chính sách khuyến khích giáo dục – khoa cử:
+ Thời Lý trần: Chưa được coi trọng.
+ Thời Lê so: Rất được chú ý: Nhà nước định lệ xướng danh, vinh quy, những người đỗ đạt cao được khắc tên vào bia Tiến sĩ đặt tại Văn Miếu …