* Phò giá về kinh:
I, Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Trần Quang Khải (1241-1294)
+ Con thứ 3 của vua Trần Thái Tông
+ Người có công lớn trong kháng chiến
+ Là nhà thơ
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: được viết khi tác giả đi đón thái thượng hoàng Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông về thăng long sau khi chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử giải phóng kinh đô (1285)
* Đọc chú thích
* Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt
* Bố cục: 2 phần: 2 câu đầu: chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử
Hai câu sau: khát vọng xây dựng đất nước
II, Tìm hiểu chi tiết
1. Hai câu đầu
- Nhịp thơ 2/3, giọng thơ mạnh mẽ
$→$ Sự chiến thắng hùng hào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mông
- Nguyên ta được ghi nhiều thắng lợi
2. Hai câu sau
- Lời thơ: sâu lắng
- Lời động viên xây dựng đất nước cho hòa bình, niềm tin sắt đá và bền vững lâu đời của đất nước
III, Luyện tập
Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ có tác dụng:
- Bài thơ thể hiện hào khí Đông A của quân dân thời Trần
* Bánh trôi nước
I, Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả: Hồ Xuân Hương (?-?)
- Quê: Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Đã từng sống ở Hà Nội
- Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm
2. Tác phẩm:
- Nằm trong trùm bài thơ vịnh vật
3. Đọc, giải nghĩa từ ngữ: thất ngôn tứ tuyệt
II, Đọc, tìm hiểu chung
1. Hai câu đầu: vừa trắng lại vừa tròn $→$ tả thực chiếc bánh màu trắng của bột nặn thành hình tròn
- " Bảy nổi ba chìm..." $→$ Cách luộc bánh chín thì nổi lên, chìm là chưa chín
- " Thân em" thường gặp trong các bài ca dao, thân em chính là người con gái
1. Hình thức: xinh đẹp (trắng, tròn)
2. Thân phận: chìm nổi bấp bênh trong cuộc đời
2. Hai câu sau:
3. Chiếc bánh cứng hay nát là do sự khéo, vụng của người làm bánh
- Muốn nói về người phụ nữ phải sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời của mình
4. Hai từ " mà em" và "mặc dầu" thể hiện sự cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình chiến thắng hoàn cảnh
- Tấm lòng son: thủy chung, son sắc, tình nghĩa
$⇒$ Nghệ thuật: Ẩn dụ, sử dụng thành ngữ, đối lập
III, Luyện tập
Các bài ca dao có từ “Thân em”
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
⇒ Đều là những bài ca dao nói về thân phận bếp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ