Câu 1
- Nhận xét: Bố cục bài thơ theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.
- Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc: Sự xuất hiện đột ngột của trăng trong hoàn cảnh bỗng mất điện, người lính gặp lại vầng trăng. Trăng vẫn tròn, trọn vẹn, thủy chung nhưng con người vô tình, bạc bẽo coi trăng là người dưng
Câu 2
- Hình ảnh vầng trăng mang những tầng ý nghĩa:
+ Là hình ảnh của thiên nhiên, hồn nhiên, tươi mát.
+ Là tuổi thơ ngọt ngào và những năm tháng chiến đấu gian lao.
+ Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình.
+ Tình nghĩa thủy chung: tình nghĩa trọn vẹn, bao dung
- Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm.
Câu 3
- Kết cấu độc đáo, phát triển theo thời gian, kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình, thấm thía, trầm lắng, suy tư, chân thành, tha thiết.
⇒ Góp phần bộc lộ những cảm xúc sâu sắc của người lính khi nghĩ về quá khứ, chiến tranh.
Câu 4
- Bài thơ “Ánh trăng” ra đời sau khi kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, nước ta được hoàn toàn thống nhất.
-Qua bài thơ tác gải muốn nhắc nhở về thái độ sống của con người sau hòa bình. Con người phải biết ơn, trân trọng những gì mình có được ngày hôm nay.