Trong một hệ sinh thái:A.năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.B.năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.C.sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình.D.sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình.
Sơ đồ nào sau đây miêu tả đúng về một chuỗi thức ăn?A.Lúa → chuột → rắn → diều hâu.B.Lúa → chuột → diều hâu → rắn.C.Lúa → diều hâu → chuột → rắn.D.Lúa → rắn → chuột → diều hâu.
Hệ sinh thái nào dưới đây là hệ sinh thái trên cạn? I. Hệ sinh thái rừng nhiệt đớiII. Sa van III. Sa mạc IV. Hệ sinh thái rừng ngập mặn V. Hệ sinh thái thảo nguyên.A.I, II, III, IVB.I, III, IV, VC.I, II, III, VD.I, II, IV, V
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng) ?A.Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật.B.Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.C.Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.D.Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn.
Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài?A.Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡngB.Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.C.Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.D.Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Một hệ sinh thái có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và số lượng loài hạn chế. Ðó là:A.hệ sinh thái rừng mua nhiệt đới.B.hệ sinh thái thành phố.C.hệ sinh thái nông nghiệpD.hệ sinh thái biển.
Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?A.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau.B.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường.C.Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.D.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi truờng.
Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nuớc và diệt cỏ dạiA.hệ sinh thái nông nghiệp.B.hệ sinh thái trên cạn.C.hệ sinh thái savan đồng cỏ.D.hệ sinh thái ao hồ.
Trong một chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2?A.Sinh vật tiêu thụ bậc 2.B.Sinh vật sản xuất.C.Sinh vật tiêu thụ bậc 3.D.Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Cho chuỗi thức ăn sau đây: lúa → chuột đồng → rắn hổ mang → diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:A.Việc tiêu diệt bớt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng.B.Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hâu là cao nhất.C.Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3.D.Chuột đồng thuộc bậc dinh dưỡng số 1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến