Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thì thu đươc kết tủa Y và dung dịch C. Lọc kết tủa Y đun trong dung dịch C lại thu được kết tủa Y. Xác định Y và C Viết phương trình hóa học.
Y: BaCO3
C: Ba(HCO3)2
CO2 + Ba(OH)2 —> BaCO3 + H2O
2CO2 + Ba(OH)2 —> Ba(HCO3)2
Ba(HCO3)2 —> BaCO3 + CO2 + H2O
Hỗn hợp A gồm Na2CO3, MgCO3, BaCO3 và FeCO3. Hãy trình bày cách điều chế từng kim loại tử hỗn hợp trên.
Chỉ dùng nước và khí CO2 để nhận biết 6 chất bột màu trắng đựng trong 6 bình mất nhãn sau NaCl; Na2CO3; Na2SO4; BaCO3; BaSO4 và CaCl2. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X thấy dung dịch vẩn đục. Nhỏ tiếp dung dịch HCl vào thấy dung dịch trong trở lại. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào thấy dung dịch vẩn đục, nhỏ tiếp dung dịch NaOH thấy dung dịch trở nên trong suốt. Xác định dung dịch X?
Lấy m gam hỗn hợp E gồm Al và Cu chia làm hai phần:
Phần 1: Cho vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,688 lít khí.
Phần 2 (Nhiều hơn phần đầu 14,16 gam): Cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng lấy dư thu được 14,336 lít khí. Tính m và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong E, biết thể tích khí đo ở đktc.
Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và este Y hai chức (X, Y đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn 8,46 gam E cần dùng 0,465 mol O2 thu được CO2 và 4,86 gam H2O. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 8,46 gam E cần dùng 120ml dung dịch NaOH 1M sau phản ứng dung dịch thu được chứa 3 muối và etanol. Cho toàn bộ lượng etanol tác dụng với Na dư thu được 0,336 lít khí H2. Phần trăm khối lượng của muối cacboxylat trong hỗn hợp muối gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 19% B. 24% C. 36% D. 31%
Có phản ứng xảy ra trong dung dịch C2H5Br + KOH → C2H5OH + KBr + H2O. Nồng độ ban đầu của KOH là 0,07M; sau 30 phút lấy ra 10 ml hỗn hợp phản ứng thì thấy nó được trung hòa vừa đủ bởi 12,84 ml dung dịch HCl 0,05M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên là
A. 2.10^-6 mol/ls
B. 3,22.10^-6 mol/ls
C. 3.10^-6 mol/ls
D. 2,32.10^-6 mol/ls
Hỗn hợp E gồm 2 este X và Y là đồng phân câu tạo của nhau. Đốt cháy 0,1 mol E rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,22 mol Ca(OH)2 thì vẫn thu được kết tủa. Thủy phân X hoặc Y trong môi trường axit thu được 2 chất hữu cơ có số nguyên tử C trong phân tử gấp đôi nhau. Mặt khác cho 43,66 gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch T chứa 49,88 gam hỗn hợp muối. Biết este X có thể tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 50,85% B. 67,80% C. 81,09% D. 40,54%
X là este mạch hở, trong phân tử không quá 3 liên kết π; Y là α-amino axit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E chứa X và Y, thu được 0,82 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 6,75 gam. Công thức phân tử của Y là.
A. C2H5O2N. B. C3H7O2N. C. C4H9O2N. D. C5H11O2N
X là este no, Y là este không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều đơn chức và mạch hở). Đốt cháy 14,16 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 0,62 mol O2. Mặt khác 14,16 gam E tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1M thu được 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng và m gam hỗn hợp chứa 2 muối. Giá trị của m là
A. 17,2 B. 18,4 C. 19,6 D. 18,8
Hoà tan hết 62,35 gam một hỗn hợp A gồm FeCO3, BaCO3 và Na2CO3 trong 150 gam dung dịch HNO3 63%. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch B có khối lượng tăng 37,95 gam và hỗn hợp khí C. Hấp thụ toàn bộ khí C vào 600ml dung dịch Ba(OH)2 1M (dư) thu được 88,65 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, đem cô cạn nước lọc thu được m gam chất rắn khan. a) Tính C% các chất trong dung dịch B và tính giá trị của m. b) Nung 62,35 gam hỗn hợp A trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Hòa tan D vào nước dư rồi lọc bỏ phần chất rắn không tan thu được nước lọc E. Nhỏ từ từ 375ml dung dịch HCl 1M vào E thoát ra V lít khí (đktc). Tính giá trị của V
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến