Nhật kí trong tù là một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943. Tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, có ghi bốn chữ “Ngục trung nhật ký” (tức Nhật kí trong tù) kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích; bên trong là những bài thơ chữ Hán và một số ghi chép.
Tháng 8 năm 1942, lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Cao Bằng sang Trung Quốc, với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam độc lập Đồng minh và Phân bộ quốc tế chống xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Đi đến Túc Vinh (một thị trấn thuộc huyện Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc), Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong hơn một năm (từ 29/8/1942 đến 10/9/1943) Người lần lượt bị giam trong khoảng 30 nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian này, Người đã viết Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) bằng thơ chữ Hán.
Đây là một tác phẩm văn học Việt Nam đặc biệt, có nhiều giá trị, từ khi được dịch ra tiếng Việt lần đầu năm 1960 (và bản dịch có chỉnh lí, bổ sung năm 1983) đến nay đã thu hút sự chú ý tìm hiểu, nghiên cứu của đông đảo giới học giả trong nước và nước ngoài, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới; đây cũng là tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy và học tập tại nhà trường Việt Nam từ nhiều thập kỉ qua.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Nhật kí trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy được viết theo thể thơ tứ tuyệt nhưng tuyệt đối không giống thơ Đường, Tống của Trung Quốc. Giáo sư Phương Lựu, nhà lý luận phê bình văn học đã đưa ra bằng chứng, tuy được viết bằng chữ Hán nhưng “Nhật ký trong tù” của Bác rất khác với thơ Đường.
Trước hết, nét riêng ấy có được là do từ ngữ được sử dụng theo chiều hướng phổ thông hóa, đại chúng hóa. Bên cạnh vốn từ vựng cổ được vận dụng, Bác còn đưa vào nhiều từ ngữ bạch thoại – khẩu ngữ.
“Ngôn từ của Bác không phải là ngôn từ cổ điển. Thể loại thơ của Bác cũng 4 câu nhưng nó là tứ tuyệt tự sự – ghi nhật kí, kể chuyện. Đó là điều rất khác thơ Đường. Thơ Đường hay so sánh, đối thanh, đối ý nhưng thơ của Bác không chủ về đối. Những việc làm của Bác rất nhỏ nhưng có nhiều việc nhỏ của Bác cũng có ý nghĩa lớn. Điều đó khẳng định Bác của chúng ta rất trân trọng, yêu quý văn hóa Trung Quốc và ra sức học tập nó nhưng không bao giờ rập khuôn.” – Giáo sư Phương Lựu phân tích.
Giáo sư Phương Lựu khẳng định, cống hiến lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt thể loại văn học trong “Nhật kí trong tù” là sáng tạo ra thể thơ tứ tuyệt tự sự. Hiển nhiên thơ Đường có nhiều bài mang tính chất tự sự như: “Tam tại”, “Tam biệt” của Đỗ Phủ; “Trường hận ca”, “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị… nhưng không phải là thơ tứ tuyệt.
Thơ Đường luật, nhất là tứ tuyệt, thì tuyệt đại bộ phận là thơ trữ tình, tả cảnh hoặc kết hợp cả hai. Ngược lại, thơ tứ tuyệt trong “Nhật kí trong tù” tuy có những bài trữ tình nhưng lại có tính chất “nhật kí” với nhiều chi tiết đời thường, ví dụ như bài: “Chia nước”, “ Viết hộ báo cáo cho các bạn tù”, “Lên xe lửa đi Lai Tân”, “Cuộc sống trong tù”…
Sự sáng tạo trong thi pháp này cũng chứng minh sự độc đáo, riêng biệt của “Nhật kí trong tù”, phủ định có ý kiến cho rằng tập thơ của Bác bắt chước thơ Đường của một số học giả nước ngoài.
[Tổng hợp] Về tập thơ “Nhật kí trong tù”THÁNG MỘT 1, 2016 ~ CAROLINAAN
Note: Tất cả tài liệu được trích dẫn đều lấy từ trên Internet và mình chỉ tổng hợp lại thôi.
Nhật kí trong tù là một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943. Tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, có ghi bốn chữ “Ngục trung nhật ký” (tức Nhật kí trong tù) kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích; bên trong là những bài thơ chữ Hán và một số ghi chép.
1.Hoàn cảnh sáng tác
Tháng 8 năm 1942, lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Cao Bằng sang Trung Quốc, với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam độc lập Đồng minh và Phân bộ quốc tế chống xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Đi đến Túc Vinh (một thị trấn thuộc huyện Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc), Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong hơn một năm (từ 29/8/1942 đến 10/9/1943) Người lần lượt bị giam trong khoảng 30 nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian này, Người đã viết Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) bằng thơ chữ Hán.
Đây là một tác phẩm văn học Việt Nam đặc biệt, có nhiều giá trị, từ khi được dịch ra tiếng Việt lần đầu năm 1960 (và bản dịch có chỉnh lí, bổ sung năm 1983) đến nay đã thu hút sự chú ý tìm hiểu, nghiên cứu của đông đảo giới học giả trong nước và nước ngoài, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới; đây cũng là tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy và học tập tại nhà trường Việt Nam từ nhiều thập kỉ qua.
2.Tác phẩm
a. Thể thơ, ngôn từ trong thơ
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Nhật kí trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy được viết theo thể thơ tứ tuyệt nhưng tuyệt đối không giống thơ Đường, Tống của Trung Quốc. Giáo sư Phương Lựu, nhà lý luận phê bình văn học đã đưa ra bằng chứng, tuy được viết bằng chữ Hán nhưng “Nhật ký trong tù” của Bác rất khác với thơ Đường.
Trước hết, nét riêng ấy có được là do từ ngữ được sử dụng theo chiều hướng phổ thông hóa, đại chúng hóa. Bên cạnh vốn từ vựng cổ được vận dụng, Bác còn đưa vào nhiều từ ngữ bạch thoại – khẩu ngữ.
“Ngôn từ của Bác không phải là ngôn từ cổ điển. Thể loại thơ của Bác cũng 4 câu nhưng nó là tứ tuyệt tự sự – ghi nhật kí, kể chuyện. Đó là điều rất khác thơ Đường. Thơ Đường hay so sánh, đối thanh, đối ý nhưng thơ của Bác không chủ về đối. Những việc làm của Bác rất nhỏ nhưng có nhiều việc nhỏ của Bác cũng có ý nghĩa lớn. Điều đó khẳng định Bác của chúng ta rất trân trọng, yêu quý văn hóa Trung Quốc và ra sức học tập nó nhưng không bao giờ rập khuôn.” – Giáo sư Phương Lựu phân tích.
Giáo sư Phương Lựu khẳng định, cống hiến lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt thể loại văn học trong “Nhật kí trong tù” là sáng tạo ra thể thơ tứ tuyệt tự sự. Hiển nhiên thơ Đường có nhiều bài mang tính chất tự sự như: “Tam tại”, “Tam biệt” của Đỗ Phủ; “Trường hận ca”, “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị… nhưng không phải là thơ tứ tuyệt.
Thơ Đường luật, nhất là tứ tuyệt, thì tuyệt đại bộ phận là thơ trữ tình, tả cảnh hoặc kết hợp cả hai. Ngược lại, thơ tứ tuyệt trong “Nhật kí trong tù” tuy có những bài trữ tình nhưng lại có tính chất “nhật kí” với nhiều chi tiết đời thường, ví dụ như bài: “Chia nước”, “ Viết hộ báo cáo cho các bạn tù”, “Lên xe lửa đi Lai Tân”, “Cuộc sống trong tù”…
Sự sáng tạo trong thi pháp này cũng chứng minh sự độc đáo, riêng biệt của “Nhật kí trong tù”, phủ định có ý kiến cho rằng tập thơ của Bác bắt chước thơ Đường của một số học giả nước ngoài.
b. Nội dung
“Nhật kí trong tù” vốn là một tập thơ chứa đựng nhiều bất ngờ, thú vị. Tính chất nôm na trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh lại biểu hiện một con người gần gũi, đời thường. Đằng sau cái đời thường, tâm hồn đồng cảm ấy là một nhân cách lớn, một ý chí và khát vọng tự do. Mặc dù, cách làm thơ trong tù của Người là để giải khuây, không giống với các thi sĩ làm thơ.
Ở đây, người tù làm thơ để mong thời gian trôi nhanh hơn, vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. Bác làm thơ không giống như những nhà thơ khác, ba năm mới được một chữ, mà phải làm nhanh để kịp ghi sự kiện. Theo giáo sư Hà Minh Đức, tập thơ dày dặn về số lượng nhưng nội dung tư tưởng còn vượt tầm hơn thế.
“Làm thơ theo cách của Bác là để bộc lộ tấm lòng, tình cảm của mình. Điều này đối với nhiều chính khách là muốn che đậy. Nhưng đây thực sự là tâm huyết, là tình cảm rất chân thật. 70 năm trôi qua rồi – thời gian ấy là khá dài để người ta có thể lãng quên sau 5, 10 năm với một tác phẩm.
Nhưng 70 năm, giá trị của “Nhật kí trong tù” rất bền vững. “Nhật kí trong tù” có nhiều bài thơ hay, nói bài nào hay nhất thì thật là khó. Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nói là có khoảng trên dưới 30 bài hay. Tỷ lệ đó đối với hơn 100 bài thơ như thế phải nói là rất cao” – giáo sư Hà Minh Đức chia sẻ.
Chính vì là nhật kí mà chúng ta thấy trực diện hơn so với một tác phẩm hư cấu, lối sống, phép ứng xử thường ngày của Hồ Chí Minh, đặc biệt là phép ứng xử trong tình thế ngặt nghèo của một người tù. Đó là việc tận dụng thời gian (từ tháng 8/1942 – 9/1943) để cho ra đời tập thơ với 133 bài, bộc lộ một tâm thế, triết lý sống thiết thực, sâu sắc.
Đó là tư thế ngắm trăng, mối tương quan giữa vị trí và ý chí: Thân trong lao, tinh thần ngoài lao. Đó là việc giành thế chủ động nhưng không sa vào thắng lợi tinh thần. Ví dụ như những câu thơ trong bài “Lộ thi” (Trên đường) :‘Mặc dù bị trói chân tay / Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng / Mê say ai cấm ta đừng…”
Nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết: “Thật ra Bác viết rất hồn nhiên. Tôi thấy những nhà thơ giỏi, có gì trong đời họ sống là đưa luôn vào thơ. ‘Đã lâu không làm bài thơ nào / Nay lại thử làm xem ra sao / Lục khắp giấy tờ vần chẳng thấy / Bỗng nghe vần “Thắng” vút lên cao’ – nói trạng kiểu Nghệ An rất rõ. Trong “Nhật kí trong tù”, tính chất nhật kí tạo nên sự hồn nhiên. Mà cái hay là trong sự hồn nhiên vẫn thấy cái lớn lao. Trong bài “Gãi ghẻ”- ở bẩn trong tù thì phải gãi ghẻ chứ sao. ‘Một ngày nửa chậu nước nhà pha / Rửa mặt pha trà tự ý ta.’ Nói là tự ý thôi chứ muốn pha trà thì đừng rửa mặt, muốn rửa mặt thì chớ pha trà”.
Bằng chi tiết đời thực trong hoàn cảnh lao tù, bằng ngôn ngữ đời thường, nôm na nhưng “Nhật kí trong tù” luôn được coi là “áng văn mẫu mực về sự kết hợp giữa lý tưởng và hiện thực, giữa hiện thực với trữ tình và châm biếm, nhiều tầng, nhiều lớp để nhận thức xã hội”.
Xuyên suốt Ngục trung nhật ký là hình ảnh người tù Hồ Chí Minh tràn đầy tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường và một quyết tâm cao độ đấu tranh cho tự do. Dù tiếp cận ở những thời khắc khác nhau, song suy nghĩ về tự do, tinh thần tự do và nỗi khát khao được tự do tràn đầy trong những vần thơ, bài thơ như “Có người nói Nhật ký trong tù cũng có thể gọi là tiếng hát tự do… Phải có tự do để khuyên bảo đồng chí, để hướng dẫn đồng bào, giành lại tự do cho Tổ quốc”. ( Hồ Chí Minh, Nhật ký trong tù, Nxb. CTQG, H, 2003, tr.318.)
Điều này, khi được đặc tả trong khắc khoải tính đếm “Một canh… hai canh…lại ba canh”- (bài Không ngủ được); khi lại hào sảng quên cả ngày tháng ‘Thân tù đâu thiết thu sang chửa,/Chỉ thiết hôm nao mở cửa tù’ (bài Cảm thu, I). Tâm hồn và ý chí của Hồ Chí Minh thoát ra ngoài song sắt nhà tù, vươn về Đất Mẹ để trong giấc mơ có ‘sao vàng năm cánh mộng hồn quanh’.
Ngôi sao ấy là niềm tin, là khát vọng thường trực trong tâm trí Hồ Chí Minh; nó góp phần làm nên cái ung dung, tĩnh tại lạ thường, cái vững bền của ý chí và tinh thần của Người, mà người đọc cảm nhận ở đó không có sự nôn nóng và phẫn nộ, sự đau xót và phẫn uất chi phối…; chỉ thấy một Hồ Chí Minh nắm rõ quy luật của tạo hóa “hết khổ là vui vốn loe đời” để kiên nhẫn mưu việc lớn.
Điều tâm đắc nhất, giá trị tinh thần lớn lao nhất mà Nhật ký trong tù trao truyền lại chính là triết lý cuộc sống: Sự khó khăn không chỉ nằm ở những khi gay go, thử thách… nó còn nằm ở chính sự bằng phẳng tưởng chừng thuận lợi.
Không phải ngẫu nhiên, Hồ Chí Minh viết: “Đi khắp đèo cao khắp núi cao,/Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao./Núi cao gặp hổ mà vô sự,/Đường phẳng gặp người bị tống lao”- (bài Đường đời khó khăn). Bởi theo Người, chặng đường nào của cuộc đời mỗi con người, của cuộc đấu tranh cách mạng cũng có những khó khăn, thách thức đòi hỏi mỗi người, nhất là những cán bộ, đảng viên phải kiên trì và quyết tâm cao độ.
Nhật ký trong tù không chỉ nêu ra những khó khăn, thách thức mà mỗi người tù phải vượt qua để đạt được tự do thật sự, đạt được mục đích lớn lao của cuộc đời mình, mà còn chỉ ra phương thức và kinh nghiệm của người tù Hồ Chí Minh để vượt qua nó. Học ở Người sự vượt lên chính mình, vượt qua mọi thử thách của một hiện thực phũ phàng cả trong tâm hồn và ý chí – “đợi đến ngày tự do” để “đấu tranh cho tự do” một cách thiết thực, hiệu quả nhất trong Nhật ký trong tù, đó là “Sống ở trên đời, người cũng vậy,/Gian nan rèn luyện mới thành công”- (bài Nghe tiếng giã gạo).
Để nguồn ánh sáng nội lực kiên trung, bất khuất của bậc minh triết Hồ Chí Minh soi rọi và nâng bước chúng ta trong hành trình đi tới tương lai, hãy thấm nhuần với 23 điều răn Người từng dạy trong tác phẩm Đường Kách mệnh từ năm 1927 – đó là tu dưỡng đạo đức trong mối quan hệ với mình, với đồng chí và với công việc; hãy kiên tâm và kiên định trong mọi hoàn cảnh: để giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục…và đó cũng chính là điều Ngục trung nhật ký “tu dưỡng cho hết thảy chúng ta”.
Chan chứa khát vọng về tự do, ánh sáng tự do tỏa sáng từ những “ghi chép bằng thơ” này dường như càng đặc sắc hơn khi “nhiều lần Bác dùng chữ tự do, cảm giác tự do toát lên nổi trội nhất trong tập thơ, tự do của dân tộc và tự do của con người, trước hết là tự do của Tổ quốc” và hơn thế nữa “Bác ở trong thơ không phải là người phấn đấu cho tự do, mà thực sự là người tự do”( Báo Văn học, số 95, ngày 20-5-1960.)… Bởi tự do ấy không chỉ là sự biểu hiện với tình yêu cuộc sống ở những phẫn nộ, căm giận của người tù Hồ Chí Minh với chế độ thống trị tàn bạo, xấu xa; với nền độc lập của dân tộc và tự do của nhân dân đang bị kẻ thù xâm chiếm; cùng sự sẻ chia đồng cảm với thân phận những người lao động nghèo khổ, những người dân bị mất độc lập, tự do… mà còn chứa đựng sự coi thường về những thiếu thốn vật chất đến cùng cực, thậm chí còn cười cợt về sự thiếu thốn tối thiểu đó của con người.
Cùng với thời gian, những bài thơ trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh mà “hầu hết bài nào cũng đều toát ra hết sức sinh động hình ảnh một nhà cách mạng lão thành, thanh thoát, tài trí, ung dung, giản dị, kiên cường – ấy là đồng chí Hồ Chí Minh”( Quách Mạt Nhược, Cảm tưởng sau khi đọc tập thơ Nhật ký trong tù, Báo Nhân Dân, ra ngày 13-11-1960) chính “là một ngọn đèn pha từ ngục tối của ngày xưa đã chiếu sáng cái vĩ đại của Bác Hồ ngày nay”. Giá trị nhân văn cao quý và tấm gương đạo đức, tâm hồn vĩ đại của một nhà ái quốc đại nhân, đại trí, đại dũng trong những bài thơ ấy đã làm “xáo trộn cả tâm hồn nhân loại”.
Mỗi chuyện nhỏ của đời thường như bị rận, rệp, muỗi, bệnh ghẻ, không ngủ được, v.v… hành hạ, bị “rụng một cái răng, mất một cái gậy cũng là dịp để Hồ Chủ tịch làm thơ bày tỏ khí tiết của mình” (Trường Chinh, Hồ Chủ tịch, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb. Sự Thật, H, tr.69). Vì vậy, nói như Hoàng Xuân Nhị thì “coi tai ương là một khâu ‘rèn luyện’ cho đời mình, một thử thách mà mình nhất định sẽ vượt qua, sẽ chiến thắng”, đó là ý nghĩa lớn nhất, sâu sắc nhất của cả tập thơ Nhật ký trong tù truyền lại cho chúng ta.
Chan chứa khát vọng về tự do, ánh sáng tự do tỏa sáng từ những “ghi chép bằng thơ” này dường như càng đặc sắc hơn khi “nhiều lần Bác dùng chữ tự do, cảm giác tự do toát lên nổi trội nhất trong tập thơ, tự do của dân tộc và tự do của con người, trước hết là tự do của Tổ quốc” và hơn thế nữa “Bác ở trong thơ không phải là người phấn đấu cho tự do, mà thực sự là người tự do”( Báo Văn học, số 95, ngày 20-5-1960.)… Bởi tự do ấy không chỉ là sự biểu hiện với tình yêu cuộc sống ở những phẫn nộ, căm giận của người tù Hồ Chí Minh với chế độ thống trị tàn bạo, xấu xa; với nền độc lập của dân tộc và tự do của nhân dân đang bị kẻ thù xâm chiếm; cùng sự sẻ chia đồng cảm với thân phận những người lao động nghèo khổ, những người dân bị mất độc lập, tự do… mà còn chứa đựng sự coi thường về những thiếu thốn vật chất đến cùng cực, thậm chí còn cười cợt về sự thiếu thốn tối thiểu đó của con người.
Cùng với thời gian, những bài thơ trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh mà “hầu hết bài nào cũng đều toát ra hết sức sinh động hình ảnh một nhà cách mạng lão thành, thanh thoát, tài trí, ung dung, giản dị, kiên cường – ấy là đồng chí Hồ Chí Minh”( Quách Mạt Nhược, Cảm tưởng sau khi đọc tập thơ Nhật ký trong tù, Báo Nhân Dân, ra ngày 13-11-1960) chính “là một ngọn đèn pha từ ngục tối của ngày xưa đã chiếu sáng cái vĩ đại của Bác Hồ ngày nay”. Giá trị nhân văn cao quý và tấm gương đạo đức, tâm hồn vĩ đại của một nhà ái quốc đại nhân, đại trí, đại dũng trong những bài thơ ấy đã làm “xáo trộn cả tâm hồn nhân loại”.
Mỗi chuyện nhỏ của đời thường như bị rận, rệp, muỗi, bệnh ghẻ, không ngủ được, v.v… hành hạ, bị “rụng một cái răng, mất một cái gậy cũng là dịp để Hồ Chủ tịch làm thơ bày tỏ khí tiết của mình” (Trường Chinh, Hồ Chủ tịch, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb. Sự Thật, H, tr.69). Vì vậy, nói như Hoàng Xuân Nhị thì “coi tai ương là một khâu ‘rèn luyện’ cho đời mình, một thử thách mà mình nhất định sẽ vượt qua, sẽ chiến thắng”, đó là ý nghĩa lớn nhất, sâu sắc nhất của cả tập thơ Nhật ký trong tù truyền lại cho chúng ta.