Tách nước m gam hỗn hợp 7 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau bằng H2SO4 đặc, 140°C thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau. Lấy X là một trong số các ete đấy đem đốt cháy thì thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Xác định m?
nCO2 = 0,03 và nH2O = 0,07
—> nX = nH2O – nCO2 = 0,01
—> Số C = nCO2/nX = 3
X là CH3-O-C2H5
Từ 7 ancol thu được 7(7 + 1)/2 = 28 ete
—> nEte = 28nX = 0,28
—> nAncol = 2nEte = 0,56
Do các ete có số mol bằng nhau nên các ancol cũng có số mol bằng nhau
—> Mỗi ancol 0,08 mol
Các ancol gồm CH3OH, C2H5OH,… C7H15OH
—> mAncol = 41,28 gam
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristerin và tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,13 mol hỗn hợp Z gồm X (trong đó axit glutamic có số mol là 0,04)) và Y cần dùng 2,76 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 35,28 gam H2O. Phần trăm khối lượng của axit glutamic có trong Z là
A. 15,98%. B. 17,43%. C. 14,23%. D. 16,70%.
Hòa tan 31,76 gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước thu được 300 gam dung dịch X. Điện phân dung dịch X (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thì thu được 283,32 gam dung dịch Y (không còn màu xanh) và có V lít khí (đktc) thoát ra ở anot. Cho Y tác dụng với Mg dư thấy giải phóng 1,344 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất phản ứng điện phân bằng 100% (bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước). Giá trị của V là:
A. 2,464. B. 2,520. C. 3,136. D. 2,688.
Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2, cường độ dòng điện 5,0A trong 3860 giây thu được dung dịch X. Cho 19,0 gam bột Fe vào dung dịch X thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất N+5) và 16 gam rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của x là:
A. 0,50 mol. B. 0,25 mol. C. 1,20 mol. D. 0,60 mol.
Cho X, Y là hai axit đơn chức, mạch hở, không no có chứa 1 liên kết đôi C=C trong phân tử (MX < MY), Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X (MZ < 100), T là hợp chất hữu cơ chứa hai chức este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 59,3 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 74,47 lít khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 51,3 gam H2O. Mặt khác, 88,95 gam hỗn hợp E tác dụng được với tối đa 0,3 mol Br2 trong dung dịch. Khối lượng muối thu được khi cho 59,3 gam hỗn hợp E tác dụng hết với dung dịch NaOH dư là:
A. 25,2 gam. B. 23,7 gam. C. 23,4 gam. D. 32,2 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 10,88 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức là đồng phân của nhau thu được 14,336 lít CO2 (đktc) và 5,76 gam H2O. Khi cho 10,88 gam hỗn hợp X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 14,74 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm 4 chất, trong đó có chất Z (khối lượng phân tử lớn nhất) và 3,24 gam ancol (không có chất hữu cơ khác). Khối lượng của Z là:
A. 5,8 gam. B. 4,1 gam. C. 6,5 gam. D. 7,2 gam.
Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Mg và MgCO3. Hòa tan hoàn toàn 16,86 gam X trong dung dịch chứa đồng thời 1,14 mol NaHSO4 và 0,32 mol HNO3 thu được dung dịch Y chứa 156,84 gam muối trung hòa và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí thoát ra, biết Z có tỷ khối so với H2 bằng 22. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y thì thu được 19,72 gam kết tủa. Khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X là:
A. 1,02 gam. B. 2,04 gam. C. 4,08 gam. D. 3,06 gam.
Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của
A. ankan. B. ankađien. C. anken. D. ankin.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glucozơ, axit axetic, anđehit fomic và etylenglycol. Sau phản ứng thu được 21,28 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Thành phần % theo khối lượng của etylen glycol trong hỗn hợp X là
A. 41,61% B. 42,91% C. 63,67% D. 47,75%
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. (c) Nhiệt phân Cu(NO3)2. (d) Đốt nóng FeCO3 trong không khí. (e) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là
A. Fe và AgCl B. Fe và AgF
C. Cu và AgBr D. Al và AgCl
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến