Theo Hồ Chí Minh, đặc điểm lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nuớc nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN. Ở đây có hai điểm cần lưu ý:
Thứ nhất, cần phải bỏ qua chế độ TBCN vì đó là một chế độ áp bức bóc lột, nô dịch con người. CNTB đã ra đời như một kiểu chế độ xã hội tất yếu từ cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến. Do đó, CNTB đương nhiên cũng sẽ bị CNXH phủ định về nguyên tắc trong cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Tiến lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN vì thế là phù hợp với xu thế vận động khách quan của lịch sử.
Thứ hai, “tiến thẳng” lên CNXH chỉ với nghĩa là bỏ qua tất cả những gì là mặt trái, là tiêu cực của chế độ TBCN. Giai cấp vô sản nhất thiết phải tận dụng, phát huy những ưu việt, tích cực đã có sẵn của CNTB. Với hoàn cảnh, điều kiện và trình độ phát triển của Việt Nam, “tiến thẳng” lên CNXH đòi hỏi phải tiến dần từng bước, từ từ từng bước một, không thể làm bừa, làm ẩu theo lối chủ quan, duy ý chí. Tại Đại hội II(1951) của Đảng, Người đã xác định: phải chuẩn bị những điều kiện để hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ sau đó tiến dần lên CNXH.