- Viêm tai giữa thường bắt nguồn từ cảm lạnh. Những bé phải tiếp xúc với các bé khác (như ở nhà trẻ) có nguy cơ cao mắc cảm lạnh và viêm tai giữa.
- Viêm tai giữa là một trong những hậu quả khi bé phải sống trong môi trường khói thuốc lá.
- Nhóm bé bú bình có khả năng bị viêm tai hơn bé bú mẹ. Điều này là do khi bé nằm và mút sữa bình thì sữa từ trong tai có thể tràn vào ống thính giác, gây viêm. Bạn có thể ngăn cản điều này bằng cách giữ cho bé thẳng người khi bé bú bình.
Viêm tai do bơi lội: Đôi khi, bé bơi lội thường xuyên làm phát triển tình trạng viêm tai ngoài, không phải viêm tai giữa. Một số lưu ý để tránh viêm tai ngoài do bơi lội cho bé:
- Sử dụng nút chặn tai (tháo ra – lắp vào) khi bé đi bơi.
- Làm khô tai cho bé sau bơi bằng cách dùng một máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp.
- Không dùng các cách nguy hiểm làm sạch hoặc làm khô tai của bé vì chúng sẽ đẩy vi trùng vào sâu bên tai.
- Cho bé tắm bồn thay vì tắm vòi hoa sen vì tắm vòi hoa sen khiến nước dễ chui vào tai hơn.
- Cẩn thận khi loại bỏ ráy tai cho con.
Viêm tai giữa ở trẻ em thường là viêm cấp do nhiễm trùng hoặc ứ đọng dịch trong hòm tai mà thành. Do đặc điểm giải phẫu và sinh lý của trẻ em có nhiều điểm khác biệt với người lớn, nên trẻ em thường hay bị VTG cấp hơn:
- Trẻ em hay bị viêm mũi họng, vi khuẩn sẽ từ các ổ viêm này lan lên tai gây nên VTG.
- Ở trẻ em, vòi nhĩ (vòi Ơ-xtat (eustachian tube), nối hòm tai và họng mũi) ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng, nếu em bé khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai.
- Hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, niêm mạc hòm tai, niêm mạc khí phế quản...) ở trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích hóa, lý và cơ học bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây VTG.