(3 điểm)
Thánh Găng-đi có một phương châm : “ Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”.
( Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đương, Ngữ văn 8, tập 1)
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan


(7 điểm)
Cảm nhận của em về nỗi nhớ thương qua hai bài thơ sau:
QUÊ HƯƠNG
Chim bay dọc biển đem tin cá
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe".
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng,
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Tế Hanh, Ngữ văn 8, tập 2)
BẾP LỬA
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế,
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!".
Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
(Bằng Việt, Ngữ văn 9, tập 1)
A.
B.
C.
D.


(4 điểm)
Lên bốn tuổi, Court gặp Wesley tại lớp dự bị của trường giáo dục đặc biệt. Đều bị bệnh về não, hai chú bé nhanh chóng trở thành bạn thân của nhau. Một ngày trở nên dài đằng đẵng với đứa này nếu đứa kia không đến trường.
Khối u của Wesley khiến cậu ta phải khó nhọc kéo lê đôi chân của mình mỗi khi đi lại. Tuy vậy, điều ấy không ngăn cản cậu luôn cố gắng bằng mọi cách tham gia cuộc thi chạy dành cho người khuyết tật ở trường.
Năm 11 tuổi, khối u đã chế ngự hoàn toàn cơ thể mảnh khảnh của Wesley. Cậu chỉ có thể nằm trên giường bệnh. Một tuần trước ngày Wesley mất, với sự giúp đỡ của cô Bachman, Court đã đăng kí để thay Wesley tham gia cuộc thi chạy bộ. Mặc dù vừa bình phục sau cơn hen suyễn nhưng Court vẫn cố gắng trong cuộc thi và cậu ta đã về đích đầu tiên.
Bên giường bệnh, Court đeo lên cổ Wesley tấm huy chương của nhà vô địch, Uwesley bấu chặt tay của Court và nhìn Court bằng một cái nhìn như thấu hiểu tất cả. Court thì thầm: “Bạn yêu quý của mình! Đừng lo nhé. Mọi việc sẽ ổn thôi mà!”
Đúng một năm sau cái chết của Wesley, căn bệnh viêm màng não của Court trở nên nghiêm trọng. Trong phòng cấp cứu, chợt Court quay sang mẹ và nói: “Mẹ ơi, Wesley đang ở đây, bạn ấy nói với con rằng: “Đừng lo nhé. Mọi việc sẽ ổn thôi mà”.
(Nguồn: Theo Ánh lửa tình bạn, NXB Tổng hợp TPHCM)
Viết một bài văn bày tỏ suy nghĩ của em về những điều câu chuyện trên gợi ra.
A.
B.
C.
D.