Mấy thế kỷ qua, người đời tôn vinh Nguyễn Dữ là "đại gia" với Truyền kì mạn lục "thiên cổ kì bút", không chỉ vì tác giả Truyền kì mạn lục đã phát huy công năng của thể loại một cách thần tình; mà có lẽ quan trọng hơn: bút lực của ông rát già dặn, vừa thông minh vừa tài hoa. Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện thần kì, hấp dẫn, nhuốm màu sắc huyền ảo và là một trong những sáng tạo độc đáo của nhà văn trong kho truyện truyền kì ấy.
Tác phẩm lay động người đọc bởi giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân đạo cao cả và giá trị nghệ thuật độc đáo.
Đầu tiên, về nội dung, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương chứa đựng nội dung phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Nguyễn Dữ phản ánh hiện thực thời đại mình (thế kỷ XVI). Đời sống xã hội qua ngòi bút của nhà ăn hiện lên khá toàn diên từ bộ mặt giai cấp thống trị đến đời sống của người dân, từ tình trạng chiến tranh đến thực trạng người dân vô tội phải trở thành nạn nhân cho các cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy. Hiện thực trong tác phẩm này là hiện thực của xã hội phong kiến Việt Nam, một xã hội trọng nam khinh nữ . Tiếp theo, đó là một hiện thực của các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nguyên nhân sâu xa khiến vợ chồng chàng Trương phải xa nhau đó là do chiến tranh. Nếu chàng Trương không phải đi lính thì cớ gì mà người vợ phải mang cái bóng của mình ra để nói dối đứa trẻ đó là cha của nó. Cũng vì con trai xa nhà ra chiến trường nên bà mẹ vì vậy sinh buồn lòng mà chết. Chính chiến tranh đã khiến vợ chồng phải xa nhau, gia đình li tán, hạnh phúc tan vỡ. Thái độ phản đối chiến tranh của Nguyễn Dữ được thể hiên qua lời của người mẹ dặn con trai khi ra trận: "phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui… Quan cao tước lớn nhường để người ta", của người vợ với chồng lúc chia tay: "thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Nếu đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa thì hẳn nhà văn đã không để các nhân vật phải nói như vậy. Thế kỷ XVI chìm ngập trong khói lửa của những cuộc nội chiến giữa nhà Lê, nhà Mạc, rồi Trịnh – Nguyễn phân tranh, nông dân khởi nghĩa. Hiện thực xã hội lúc đó không thể không tác động đến Nguyễn Dữ, cũng như sáng tác của ông.
Ngoài giá trị hiện thực, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương lay động trái tim người đọc bởi giá trị nhân đạo cao cả của nó. Nhà văn đã đề cao ca ngợi phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ qua hình ảnh Vũ Nương. Ông miêu tả nhân vật của mình một cách cụ thể, vừa thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.
về nghệ thuật, truyện thể hiện tài năng sáng tạo độc đáo của Nguyễn Dữ: Kịch tính trong truyện bất ngờ kết hợp với các yếu tố hoang đường kỳ ảo.