Thế nào là bazơ một nấc và nhiều nấc, axit một nấc và nhiều nấc, hidroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit? Lấy các thí dụ và viết phương trình điện li của chúng trong nước.
Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion OH- là các bazơ một nấc.
NaOH —> Na+ + OH-
KOH —> K+ + OH-
Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- là các bazơ nhiều nấc.
Mg(OH)2 <—> Mg(OH)+ + OH-
Mg(OH)+ <—> Mg2+ + OH-
Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion H+ là các axit một nấc.
HCl —> H+ + Cl-
CH3COOH <—> CH3COO- + H+
Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là các axit nhiều nấc.
H2SO4 —> H+ + HSO4-
HSO4- <—> H+ + SO42-
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
Al(OH)3 —> AlO2- + H+ + H2O
Al(OH)3 <—> Al3+ + 3OH-
Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit).
NH4Cl —> NH4+ + Cl-
K2CO3 —> 2K+ + CO32-
Muối axit là muối mà anion gốc axit còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit).
NaHCO3 —> Na+ + HCO3-
HCO3- <—> H+ + CO32-
Hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ là gì? Lấy ví dụ.
Kết luận nào dưới đây là đúng theo thuyết A-rê-ni-ut?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro và phân li ra H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Theo thuyết Bron-stêt thì nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Trong thành phần của bazơ phải có nhóm OH.
B. Axit hoặc bazơ có thể là phân tử hoặc ion.
C. Trong thành phần của axit có thể không có hidro.
D. Axit hoặc bazơ không thể là ion.
Chọn câu trả lời đúng trong số các câu dưới đây:
A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ.
B. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào ấp suất.
C. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nhiệt độ.
D. Giá trị Ka của axit càng nhỏ lực axit càng mạnh.
Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch: K2CO3, NaClO, Na2HPO4, Na3PO4, Na2S, NaHS, Sn(OH)2.
Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, bazơ hay lưỡng tính theo thuyết Bron – Stêt: HI, CH3COO-, H2PO4-, PO43-; NH3, S2-, HPO42-. Giải thích.
Viết biểu thúc hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb cho các trường hợp sau: HF, ClO-; NH4+; F-.
Có hai dung dịch sau :
a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+.
b) NH3 0,10M (Kb = 1,80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH-.
Để hòa tan m gam hỗn hợp X gồm bột của 3 oxit Al2O3, FeO, CuO có cùng số mol cần 240 gam dung dịch HCl 18,25%. Thêm 1 lượng bột nhôm cần thiết vào m gam hỗn hợp X để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm sau phản ứng thu được chất rắn Y gồm Al2O3, Fe và Cu. Xử lí hỗn hợp Y bằng V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M đun nóng sau phản ứng còn 20,928 gam chất rắn không tan. V có giá trị là :
A. 124 ml B. 136 ml C. 148 ml D.160 ml
Dung dịch X gồm 0,2 mol HCl và 0,1 mol Al2(SO4)3. Hỗn hợp A gồm 0,44 mol Na và 0,2 mol Ba. Cho hỗn hợp A vào dung dịch X thu được khí H2, kết tủa B và dung dịch Y. Kết tủa B được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn C. m có giá trị là:
A. 55,78 gam B. 57,09 gam
C. 54,76 gam D. 59,08 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến