Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn 36 gam một hỗn hợp gồm Fe và Cu có tỉ lệ mol là 1:1 là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO):
A. 2.0 lít. B. 2,4 lít. C. 1,6 lít. D. 1,2 lít.
nFe = nCu = 0,3
Để lượng axit tốn ít nhất thì sản phẩm là Fe2+ và Cu2+
Bảo toàn electron: 2nFe + 2nCu = 3nNO
—> nNO = 0,4
—> nHNO3 = 4nNO = 1,6
—> V = 1,6 lít
Trong phòng thí nghiệm, có thể chứng minh khả năng tính tan rất tốt trong nước của một số chất khí theo hình vẽ:
Thí nghiệm trên được sử dụng với các khí nào sau đây?
A. CO2 và Cl2. B. HCl và NH3.
C. SO2 và N2. D. O2 và CH4.
Một loại phân supephotphat kép có chứa 60,54% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là
A. 49,16%. B. 36,74%. C. 16,04%. D. 45,75%.
Thủy phân hoàn toàn 4,73 gam một este X trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 5,17 gam muối. Mặt khác 18,92 gam chất X có thể làm mất màu vừa hết 88 gam Br2 40%. Biết rằng trong phân tử X có chứa 2 liên kết π. Tên gọi của X là
A. metyl acrylat. B. metyl metacrylat.
C. vinyl propionat. D. vinyl axetat.
Có các phát biểu sau
(1) S, P, C, C2H5OH đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
(2) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường.
(3) Ion Fe2+ có cấu hình electron là [Ne]3d6
(4) Công thức của phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O.
(5) Điện phân dung dịch AgNO3 thu được O2 ở anot.
Số phát biểu sai là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Cho 22,4 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H2, C3H4, C2H4 và H2 có tỉ khối so với He bằng 5,5 qua bột Ni nung nóng. Cho hỗn hợp khí sau phản ứng lội qua bình đựng nước brôm dư thì khí thoát ra khỏi bình có thể tích 4,48 lít (đktc) và có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Khối lượng bình brom đã tăng
A. 24 gam B. 17,4 gam C. 10 gam D. 12 gam
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhiệt phân Hg(NO3)2. (b) Điện phân dung dịch AlCl3. (c) Điện phân dung dịch ZnSO4. (d) Cho Al tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (e) Nung nóng Fe2O3 với CO dư. (g) Cho Ba vào dung dịch NaHCO3. (h) Nhiệt phân KClO3. (i) Cho Na vào dung dịch CuCl2 dư. Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Hòa tan hết 9,19 gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O vào nước dư thu được dung dịch Y và 0,448 lít (đktc) khí H2. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít (đktc) khí CO2 vào dung dịch Y tạo thành dung dịch Z và m gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch Al2(SO4)3 dư thu được 15,81 gam kết tủa. Đun nóng để cô cạn dung dịch Z thu được a gam chất rắn khan. Tổng giá trị của m + a gần nhất với
A. 13,5 B. 12,25 C. 14 D. 13
Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4) và chất Y (C2H8N2O3), trong đó X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của axit vô cơ. Cho 7,36 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch T và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp hai chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn T, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 4,38 B. 3,28 C. 6,08 D. 4,92
Cho dãy các chất: CrCl3, (NH4)2CO3, Al2(SO4)3, Ca(HCO3)2, KCl, FeCl2, NH4NO3, KHCO3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 7
Điện phân dung dịch chứa AgNO3 điện cực trơ, với cường độ dòng điện 2A, một thời gian thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,168 gam hỗn hợp bột kim loại, dung dịch Y chứa 1,52 gam muối và 0,056 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối so với He là 9,6. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,056 lít H2 (đktc). Giá trị của t là
A. 1109,7 giây. B. 2895,1 giây.
C. 1133,65 giây. D. 1158,00 giây.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến