Chào em, em tham khảo dàn ý sau nhé:
DÀN Ý:
I. Mở bài:
- Nêu vấn đề nghị luận: "Lương thiện là bản chất nguyên sơ của con người, người tốt sẽ được báo đáp"
II. Thân bài:
1. Giải thích
- Lương thiện là gì: Lương thiện là người sống có đạo đức, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Báo đáp là gì: báo đáp là mình làm được điều gì đó tốt đẹp và sẽ lại nhận được những điều tốt đẹp.
- "Lương thiện là bản chất nguyên sơ của con người, người tốt sẽ được báo đáp": từ khi sinh ra, con người đã mang trong mình bản tính lương thiện, vì bị tác động nhiều thứ mà điều tốt đẹp này dần thay đổi, nhưng những người giữ được phẩm chất lương thiện sẽ được đền đáp xứng đáng.
2. Chứng minh: Đưa ra các dẫn chứng
- Trong đời thực: Bác Hồ, A. Lincol.
- Trong văn chương: Giang-van-giang, Chí Phèo.
3. Bàn luận
- Biểu hiện của người lương thiện:
+ Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp.
+ Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.
+ Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.....
- Ý nghĩa của lối sống lương thiện:
+ Luôn được mọi người kính trọng, nể phục.
+ Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.
- Tại sao trước hết phải là người lương thiện?
+ Sự lương thiện chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế lương thiện cũng chính là biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất.
+ Khi bạn biết đối xử lương thiện với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã hội. Như vậy sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
+ Lương thiện là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.
=> Con người từ khi sinh ra đã mang trong mình những phẩm chất lương thiên. Và nếu sống qua chặng đường dài, con người vẫn giữ được điều tốt đẹp đó thì sẽ được đền đáp xứng đáng.
4. Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.
5. Liên hệ bản thân: Em đã thể hiện sự lương thiện của mình trong cuộc sống như thế nào?
III. Kết bài:
- Tổng kết lại vấn đề: Sự lương thiện là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó.
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
Vị cha già kính yêu của dân tộc ta đã từng nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Hay đại thi hào Nguyễn Du cũng từng khẳng định "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Hai câu nói trên nhằm khẳng định vai trò của phẩm chất đạo đức của mỗi người trong cuộc sống, trong đó có sự lương thiện. Ai đó cũng từng đi sâu phát biểu về đặc tính của sự lương thiện: "Lương thiện là bản chất nguyên sơ của con người, người tốt sẽ được báo đáp". Sự lương thiện chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế lương thiện cũng chính là biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất. Hiểu rộng ra, lương thiện là biểu hiện của cái tâm trong mỗi con người. Báo đáp là mình làm được điều gì đó tốt đẹp và sẽ lại nhận được những điều tốt đẹp. Câu nói "Lương thiện là bản chất nguyên sơ của con người, người tốt sẽ được báo đáp" muốn nói rằng từ khi sinh ra, con người đã mang trong mình bản tính lương thiện, vì bị tác động nhiều thứ mà điều tốt đẹp này dần thay đổi, nhưng những người giữ được phẩm chất lương thiện sẽ được đền đáp xứng đáng. Con người từ khi sinh ra đã mang bản chất lương thiện. Trải qua cuộc sống nhiều biến động mà có những người bản chất ấy bị phai mờ đi, nhưng có những người vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp ấy. Người thảo dân khốn khổ không lương thiện là có thể do hoàn cảnh xô đẩy. Người bình thường không lương thiện là do họ suy đồi. Kẻ lãnh đạo nếu không lương thiện thì kẻ đó chính thuộc chủng loại, dòng giống của ma quái. Vì cuộc sống vốn nhiều thứ bất thường nên giữ được sự lương thiện thật khó, nhưng nếu bạn vẫn đảm bảo được điều này thì bạn sẽ được đền bù xứng đáng. Giăng Van Giăng (trong Những Người Khốn Khổ ) có phẩm chất Lương Thiện như vậy cho dù hoàn cảnh có như thế nào, ngay cả khi bị buộc phải ăn cắp miếng bánh mì nhỏ cho đứa cháu đói khát ở nhà! Bởi có nhân vật đó, bởi ngợi ca sự Lương Thiện…đã làm nên Một Victor Hugo tuyệt vời! Hay Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã khiến người đọc phải thổn thức khi khắc khoải khi đặt ra câu hỏi làm gì để được làm người lương thiện: "Ai cho tao lương thiện?". Sự lương thiện chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế lương thiện cũng chính là biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất. Khi bạn biết đối xử lương thiện với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã hội. Như vậy sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Lương thiện là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị. Con người từ khi sinh ra đã mang trong mình những phẩm chất lương thiên. Và nếu sống qua chặng đường dài, con người vẫn giữ được điều tốt đẹp đó thì sẽ được đền đáp xứng đáng.